Tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm nhưng rất phổ biến xảy ra ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận mạn tính. Vậy tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp?

Trong cơ thể, thận có tác dụng giúp điều hòa huyết áp và làm cho nó luôn ở mức ổn định. Khi bị suy thận, chức năng cơ bản này bị suy giảm từ đó làm cho huyết áp bị tăng cao khó kiểm soát.

Khi thận bị suy giảm chức năng cơ bản, đặc biệt khi mắc phải căn bệnh thận ứ nước dư thừa trong hệ mạch máu, đẩy áp huyết càng lên cao hơn. Huyết áp cao càng kéo dài thì càng đẩy nhanh tốc độ tổn thương tại thận và người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng về tính mạng vì áp huyết liên quan mật thiết tới tim.

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp?

Khi bị tăng huyết áp trong thời gian dài, các mạch máu trong cơ thể sẽ bị tổn thương và không may nhất là nó bị phá hủy. Điều này gây ảnh hưởng đến việc cung cấp lượng máu đủ cho thận và các cơ quan khác.

Các nhà khoa học cho rằng, hầu hết người bị tăng huyết áp đều có thể bị suy thận. Vì vậy, người bệnh huyết áp cao cần phải tiến hành làm các xét nghiệm về creatinin máu, kiểm tra GFR, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm protein nước tiểu để sớm phát hiện ra căn bệnh này.

Sau đây là một số hướng xử lý khi người bệnh thận suy yếu gặp phải tình trạng tăng huyết áp:

  • Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ về tình hình huyết áp và tuân thủ phác đồ chỉ định nhằm hạn chế các biến chứng tăng nặng thêm.
  • Thực hiện các xét nghiệm định kỳ để ngăn ngừa bệnh tiến triển phức tạp. Trong đó, đo và kiểm soát lượng kali có trong máu là nhiệm vụ quan trọng để kịp thời điều chỉnh thuốc và dinh dưỡng hợp lý.
  • Mục tiêu cao nhất của việc điều trị là cần phải kiểm soát được huyết áp luôn ở mức dưới 130/80mmHg; Ngăn ngừa tổn thương ở thận và phòng ngừa biến chứng về tim mạch có thể xảy ra.

Một số biến chứng khác của bệnh suy thận

Viêm màng ngoài tim khô/có dịch

Viêm màng ngoài tim là biến chứng do bệnh thận suy yếu gây ra

Là biến chứng thường xuất hiện khi mắc phải chứng thận suy ở giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, lượng ure trong máu ở mức cao đến dư thừa nghiêm trọng do thận mất hoàn toàn chức năng. Người bệnh có những biểu hiện lâm sàng tương tự như viêm ngoài màng tim bởi các nguyên nhân khác nhưng có thêm triệu chứng tràn máu.

Phì đại thất trái

Đây là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân suy thận đang duy trì sự sống bằng cách lọc máu định kỳ. Có đến 80% người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng này.

Bệnh mạch vành

Đây là một biến chứng tuy không có nhiều biểu hiện rõ ràng những người bệnh cũng cần đặc biết chú ý. Biến chứng này thường sẽ xảy ra ở người bệnh có phì đại thất trái.

Bệnh van tim

Tổn thương van tim do suy thận chủ yếu là gây hở van tim. Biến chứng này sinh ra khi van tim cùng các tổ chức dưới van bị vôi hóa.

Người bệnh thận hư có thể mắc các vấn đề về van tim

Thiếu máu

Một trong những nhiệm vụ của thận là tham gia vào quá trình sản xuất máu bằng cách sản sinh ra hóc môn erythropoietin – có chức năng kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Khi chức năng thận bị suy giảm chức năng này bị hạn chế từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở bệnh nhân.

Vì thế, những người mắc bệnh thận suy mãn tính thường bị thiếu máu với biểu hiện là sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi…

Hội chứng tăng ure máu

Suy thận mạn gây ra tình trạng ure trong máu tăng cao bởi chức năng lọc của thận bị suy giảm. Tăng ure máu có thể xảy ra ở cả giai đoạn người bệnh bị vô niệu, thiểu niệu và khi người bệnh đã đi tiểu trở lại hoặc đi tiểu nhiều. Tình trạng tăng ure máu khiến cho người bệnh bị rối loạn thần kinh cơ, hôn mê và co giật.

Các biến chứng về đường tiêu hóa

Bệnh suy thận mạn tính trong những giai đoạn cuối thường gây ra các biến chứng về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm tụy cấp…Gây đe dọa nhiều hơn tới tính mạng của người bệnh.

Các bệnh về đường dạ dày có thể do căn bệnh thận hư gây ra

Biến chứng chuyển hóa

Bệnh thận suy gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Điều này làm cho tình trạng canxi, phospho, acid uric, magie trong máu bị tăng bất thường. Đáng lo ngại nhất là tình trạng suy giảm kali, natri có trong máu ở giai đoạn người bệnh không kiểm soát được tiểu tiện và đi tiểu nhiều bất thường thì có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được theo dõi.

Tình trạng thoái hóa dạng bột

Là một biến chứng thường gặp trong trường hợp bệnh nhân thận suy đã lọc máu hơn 5 năm, biến chứng này liên quan mật thiết với lọc máu (viết tắt DRA). Tình trạng thoái hóa dạng bột đặc trưng bởi việc beta2 – microglobullin có trong máu bị tích tụ tại gân, khớp gây ra hiện tượng co cứng khớp, tích tụ dịch bên trong các khớp gây đau nhức khó chịu cho người bệnh không khác nào bị bệnh viêm khớp.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “tại sao suy thận gây tăng huyết áp?”. Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho mình và thu nạp thêm được những kiến thức mới xoay quan vấn đề này. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc!