Thận ứ nước uống thuốc gì cho tốt theo gợi ý từ chuyên gia? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết ngay sau đây.

Thận ứ nước uống thuốc gì?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị căn bệnh thận ứ nước hiệu quả như bằng sử dụng thuốc tây y, đông y hay các phương pháp vật lý cổ truyền nhằm giúp cải thiện tình trạng của bệnh.

Thận ứ nước uống thuốc gì giúp cải thiện bệnh triệt để

Theo các chuyên gia nhận định, việc sử dụng các bài thuốc nam chữa bệnh thận ứ đọng nước đem lại kết quả điều trị vô cùng tốt, vừa an toàn mà lại không để lại tác dụng phụ khi sử dụng. Vì vậy, sau đây là các bài thuốc Đông Y được chuyên gia khuyến cáo sử dụng dành cho người bệnh:

Bài thuốc từ cây kim tiền thảo

Trong Đông y, kim tiền thảo là cây thuốc quý mà mọi bộ phận của cây từ rễ, thân, lá đều có thể dùng để điều chế thành các bài thuốc chữa bệnh. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận, kim tiền thảo nhờ công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, giảm đau sẽ giúp hỗ trợ bào mòn sỏi, đào thải sỏi ra ngoài cơ thể, giúp thận phục hồi lại chức năng, hỗ trợ điều trị bệnh thận ứ nước hiệu quả.

Điều chế: Lấy một lượng vừa đủ kim tiền thảo đã được phơi khô sắc với nước, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều. Đối tượng phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú không được khuyến cáo sử dụng bài thuốc này.

Sử dụng nước râu ngô

Trong Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, vừa là vị thuốc có khả năng thông mật, lợi tiểu, vừa giúp cơ thể thanh nhiệt, điều trị các bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Đối với những người mắc bệnh thận hư, uống nước râu ngô sẽ giúp loại bỏ triệu chứng đi tiểu lắt nhắt mà người bệnh gặp phải.

Uống nước rau ngô giúp lợi tiểu, cải thiện chức năng lọc của thận

Điều chế: Chuẩn bị một nắm râu ngô, rửa sạch, để ráo rồi đem sắc cùng 200ml nước uống hàng ngày. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Bài thuốc chữa bệnh bằng bông mã đề

Chữa bệnh thận là một trong những công dụng nổi bật nhất của cây bông mã đề. Những hoạt chất có trong loại cây này có khả năng lợi tiểu, tăng thải trừ acid uric và muối ở trong thận. Do vậy, bông mã đề thường được dùng để điều chế các bài thuốc chữa bệnh thận ứ nước, thận suy, thận yếu.

Điều chế: Chuẩn bị 10g bông mã đề, 2g cam thảo. Đem nguyên liệu đi rửa sạch, để ráo, sau đó sắc cùng với nước chia làm 3 lần uống mỗi ngày khi còn ấm.

Bài thuốc sử dụng rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh (bạch mao căn) là vị thuốc giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết chỉ huyết, dùng làm thuốc điều trị các bệnh sốt, nôn, tiểu đục tiểu ra máu, tiểu rắt, thận ứ nước, sỏi thận,…

Điều chế: Chuẩn bị 200g rễ cỏ tranh. Đem nguyên liệu đi rửa sạch, để ráo rồi sắc cùng với nước uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2-3 lần uống. Một liệu trình kéo dài 1 tháng.

Bài thuốc từ tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ nếu biết sử dụng đúng cách sẽ trở thành một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị các bệnh về thận rất tốt. Trong tinh bột nghệ có chứa hợp chất chống viêm và chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới biến chứng sỏi thận ở những bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh thận ứ đọng nước.

Bài thuốc từ tinh bột nghệ giúp cải thiện tình trạng ứ đọng nước ở thận hiệu quả

Điều chế: Hòa tinh bột nghệ với nước, sau đó uống trực tiếp.

Một số bài thuốc dân gian khác

Bài thuốc 1: 

  • Chuẩn bị 40g kim tiền thảo cùng với tỳ giải, thổ phục linh, xa tiền, ngưu tất, thạch xương bồ, ô dược, ích trí nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Công dụng: Giúp giảm thiểu các triệu chứng như sốt, tiểu buốt, cơ thể mệt mỏi, khó tập trung.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị 10g sơn thù, 10g đơn bì, 10g bạch linh cùng với thục địa, ngưu tất, đỗ trọng, bạch linh, hoài sơn mỗi vị 12g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Công dụng: Giúp thuyên giảm các triệu chứng thận ứ nước gây đau lưng âm ỉ, kéo dài, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,…

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị cuống đu đủ, rễ cỏ tranh mỗi vị 10g, củ khóm 15g cùng khoảng 500ml nước. Sau đó đem sắc mỗi ngày uống 1 thang, chia ra làm nhiều lần uống thay nước lọc mỗi ngày. Uống liên tục trong vòng nửa tháng.
  • Công dụng: Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ hình thành biến chứng sỏi thận.
Sử dụng bài thuốc từ rễ cỏ tranh giúp thanh nhiệt giải độc hữu hiệu

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị khoảng 8-12g các vị thuốc cam thảo, tỳ giải, ích trí nhân, xích thược, sài hồ, ngưu tất, chỉ xác, xuyên khung, hương phụ, xa tiền tử, đài nhân đem sắc với nước uống mỗi ngày.
  • Công dụng: Hoạt huyết, lợi tiểu, trị chứng khó đi tiểu, đau tức lưng do căn bệnh thận này gây ra.

Lưu ý: Trước khi áp dụng các bài thuốc trên, bệnh nhân nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để xem tình trạng bệnh của mình thì nên dùng thuốc với liều lượng bao nhiêu thì hợp lý.

Mắc bệnh thận ứ nước cần chú ý điều gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh, mọi người cũng cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Cung cấp đủ cho cơ thể 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Đi tiểu khi buồn, tránh việc nhịn đi tiểu vì có thể dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi.
  • Giảm thiểu căng thẳng, áp lực, tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên, đều đặn mỗi ngày để giảm tình trạng chất thải tích tụ nhiều trong cơ thể. Đây là thói quen tốt vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, vừa ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thận, bệnh tim mạch.
  • Trường hợp người bệnh thận ứ nước khi mang thai cần chú ý tuyệt đối đến sức khỏe bản thân cũng như triệu chứng của bệnh để có phương án phòng ngừa và điều trị bệnh triệt để.
  • Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm tốt cho thận như thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, hạn chế ăn đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện,…
  • Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh, nên đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương án điều trị bệnh kịp thời.
  • Điều trị dứt điểm bệnh để tránh các biến chứng sau này, tránh trường hợp thấy bệnh thuyên giảm một phần thì ngưng điều trị.

Thận ứ nước uống thuốc gì dường như là nỗi băn khoăn không nhỏ của đại bộ phận người dân khi mắc phải căn bệnh này. Để điều trị bệnh hiệu quả, ngoài tuân thủ theo hướng dẫn của các chuyên gia, người bệnh cần xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh tránh xa các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mình.