Thận ứ nước sẽ làm cho các chức năng thận bị suy giảm kèm theo các tổn thương trong cấu trúc tế bào của thận. Các tổn thương này thường sẽ phục hồi sau vài ngày nếu là dạng cấp tính, nếu là mãn tính thì sẽ rất nguy hiểm và khó có thể phục hồi. Các lý do gây bệnh thường là các bệnh liên quan tới đường tiết niệu như: sỏi thận, u nang thận, nhiễm trùng đường tiểu…

1. Thận ứ nước là bệnh gì?

Thận ứ nước là 1 dạng tổn thương ở thận, thường có biểu hiện là bị giãn nở hoặc sưng to bởi việc nước tiểu bị tích tụ nhiều do sự tắc nghẽn bên trong. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên thận, chúng sẽ làm tổn thương cấu trúc tế bào thận, làm suy giảm các chức năng thận. Những tổn thương có thể hết, hoặc giảm thiểu nếu phát hiện sớm và biện pháp điều trị hợp lý. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài ít nhất vài tuần trở lên, thì sẽ trở lên trầm trọng hơn, trở thành thận ứ nước mạn tính, dần dần dẫn đến bệnh suy thận, cực khì nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất kỳ lứa tuổi nào nên cần chú ý.

Bệnh gây ra các biến chứng nào?

Thận ứ nước không được điều trị sớm, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở thận và hệ tiết niệu rất nguy hiểm. Một số các biến chứng thường thấy nhất, bao gồm:

  • Bị chướng bụng dưới, xuất hiện các cơn đau bụng, lan từ hông lưng, sườn chạy dần tới háng làm cho người bệnh khó chịu.
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn hoặc toát mồ hôi lạnh.
  • Xuất hiện các cơn đau quặn, khiến người bệnh quằn quại vì đau đớn.
  • Một số trường hợp còn bị tăng huyết áp, giảm huyết áp thất thường, gây là các biến chứng liên quan tới hệ tim mạch, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

2. Triệu chứng thận ứ nước

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận ứ nước rất đa dạng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiết niệu khác. Chính vì thế mà bệnh nhân khó phát hiện, và để bệnh trở thành mãn tính, rất nguy hiểm. Các triệu chứng bao gồm:

Triệu chứng thận ứ nước cấp tính

  • Thận ứ nước do sỏi sẽ có những cơn đau kinh khủng, do sỏi di chuyển và cọ vào thành niệu quản hoặc tắc ở đó.
  • Cơn đau bắt đầu từ hông sau lưng, hoặc mạn sườn sau đó lan dần xuống háng.
  • Cơn đau có thèm theo vã mồ hôi lạnh, có cảm giác buồn nôn.
  • Cơn đau xuất hiện từng cơn, đau dồn dập khiến người bệnh quằn quại theo cơn đau.
  • Một vài trường hợp nặng có thể tiểu ra máu.

Triệu chứng thận ứ nước mạn tính

  • Thận sưng, nở to dần theo thời gian, thường không có các triệu chứng nào rõ rệt  cả.
  • Khi kích thước thận đủ lớn, chúng sẽ chèn vào khung xương chậu, chèn ép bàng quang, có thể xuất hiện các khối u, xuất hiện các triệu chứng suy thận như: Cơ thể mệt mỏi, nôn nao, rối loạn chất điện giải trong cơ thể, nhịp tim rối loạn và đôi khi bị co thắt các cơ bắp…
  • Nước tiểu có máu, xét nghiệm có dương tính các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hoặc các tế bào ung thư khác.
  • Chụp cắt lớp thấy xuất hiện sỏi và kích thước bất thường của thận do sự tích tụ nước.
  • Siêu âm thấy nước ứ đọng nhiều trong thận.

3. Nguyên nhân thận ứ nước

Nguyên nhân chính gây thận ứ nước là do sự tắc nghẽn ở bất cứ bộ phận nào nào của hệ tiết niệu. Thông thường sẽ là:

  • Ở trẻ em: Sự tắc nghẽn hệ tiết niệu chủ yếu là do chứng hẹp niệu đạo (là các ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể), hoặc có thể do lỗ niệu đạo quá nhỏ (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang).
  • Ở người lớn: Các nguyên nhân chủ yếu sẽ liên quan tới những bệnh lý như: Sỏi thận, trào ngược bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quan, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng và đặc biệt là ung thư đại tràng….
Sỏi thận là nguyên nhân chính gây ra thận ứ nước

Ngoài những thử đã kể ở trên, nguyên nhân dẫn đến thận ứ nước có thể do thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên bia rượu, ngủ không đủ giấc, làm dụng các loại thuốc bổ thận một cách vô tội vạ.

Nguyên nhân do sỏi thận, được coi là phổ biến nhất gây ra thận ứ nước. Bở đây là nguyên nhân chính gây ra sự tắc nghẽn ở thận và niệu quản. Những viên sỏi nhỏ có thể dễ dàng di chuyển tới bàng quan và đi ra ngoài cơ thể. Nhưng những viên sỏi lớn hơn và có nhiều góc cạnh hơn thì sẽ khó di chuyển, chúng sẽ làm tắc nghẽn và gây đau đớn, cuối cùng khiến nước tiểu không thể thoát ra, làm tích tụ nước trong thận dẫn tới thận bị ứ nước và giãn, sưng dần lên.

Không những thế, việc niệu đạo bị hẹp bởi các bệnh viêm nhiễm, do sẹo mổ ở niệu quản, mổ sỏi thận trước đó để lại, cũng có thể làm tắc nghẽn khiến nước tồn ứ trong thận. Các căn bệnh như ung thư thận, sỏi bàng quang hay là co cổ bàng quang một cách bất thường cũng sẽ khiến cho đường tiểu bị tắc, nước tiểu không thể lưu thông và đọng lại trong thận, làm thận sưng và giãn nở lớn bất thường.

Một số khối u bên ngoài hệ tiết niệu nhưng cũng ảnh hưởng, là bởi chúng chèn ép lên các niệu đạo, cũng khiến nước tiểu không thể lưu thông tốt, dẫn tới ứ nước trong thận. Các bệnh như u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, phụ nữ có bầu, rối loạn bàng quang do u não… cũng có thể là nguyên nhân khiến thận bị ứ nước.

4. Phân loại thận ứ nước theo cấp độ

Thận ứ nước được phân cấp độ theo độ nguy hiểm, giãn nở và các tổn thương mà bệnh gây ra, độ 1 nhẹ nhất và tăng dần các cấp độ 2,3…

Thận ứ nước độ 0

  • Các thận không có dấu hiệu giãn nở, những calyceal vẫn được gắn kết rất chặt chẽ với nhau.

Thận ứ nước độ 1

  • Có sự giãn nở nhẹ ở khung chậu, nhưng không ảnh hưởng tới bắp chân.
  • Không bị teo nhu mô.

Thận ứ nước độ 2

  • Bắp chân bắt đầu có dấu hiệu bị giãn do mô hình khung châu bị ảnh hưởng.
  • Nhu mô vẫn chưa bị teo.

Thận ứ nước độ 3

  • Khung thận và bắp chân có sự giãn nở rõ rệt hơn.
  • Nhu mô bị phàm phẳng (teo).
  • Vỏ thận bị mỏng đi khá nhiều.

Thận ứ nước độ 4

  • Khung xương chậu bị chèn ép do thận giãn nở rất lớn.
  • Mô nhu bị teo nặng.
  • khung chậu và bắp chân không còn rõ ranh giới.

Thận ứ nước khi mang thai nên chú ý những gì?

Các mẹ bị thận ứ nước cần hạn chế bệnh bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên đảm bảo các bữa ăn luôn đủ rau xanh, thịt cá… giúp cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho cơ thể mẹ và bé.

Không những thế, các bệnh cũng nên dành thêm thời gian để nghỉ ngơi, có thể luyện tập thể thao nhẹ, đi bộ, luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, thoải mái cũng góp phần đẩy lùi bệnh thận ứ nước, sau này sinh để cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

5. Thận ứ nước có nguy hiểm không?

Thận ứ nước có nguy hiểm, nhưng là trường hợp để bệnh diễn ra quá lâu. Nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn và phù hợp thì hoàn toàn có thể hồi phục được. Nếu chủ quan không đề phòng và để bệnh kéo dài thì hậu quả rất khó lường, thậm chí dẫn đến suy thận mãn tính.

Thận ứ nước rất nguy hiểm với các biến chứng mạn tính

Cần đi khám tổng quát thường xuyên, nếu phát hiện thận ứ nước độ 1, 2 thì cần phải khiểm tra thận 2-3 tháng/ lần để có thể đánh giá chính xác tình trạng thận, nhằm đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời, tránh việc can thiệp phẫu thuật.

Đối với các trường hợp nặng hơn, như thận ứ nước cấp độ 3 có sỏi, có thể cần tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, nên tiến hành sớm nhất có thể, tránh việc thận bị suy giảm các chức năng một cách nặng nề, cũng như giảm được chi phí đắt đỏ khi có các biến chứng nguy hiểm khác.

6. Những người có nguy cơ bệnh thận ứ nước cao

Vì thận ứ nước có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi người, kể cả là trẻ em hay người cao tuổi. chính vì thế mà hạn chế các nguy cơ mắc bệnh là điều tối quan trọng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước có thể để đến:

  • Giới tính: Những người nam có khả năng bị thận ứ nước cao hơn có cấu trúc hệ tiết niệu.
  • Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, những người mang thai có nguy cơ mắc cao hơn phụ nữ thông thường.
  • Những người bị bệnh ung thư tử cung, sỏi thận, bệnh tuyến tiền liệt…

7. Điều trị thận ứ nước

Phương pháp điều trị thận ứ nước khá đa dạng, tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên mà cách chữa khác nhau.

Phương pháp nào dùng để điều trị thận ứ nước khuyên dùng

Điều trị thận ứ nước là việc khắc phục các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Mục đích của các phương pháp điều trị là giải quyết tất cả các vấn gây tắc nghẽn niệu đạo ở thận. Với trường hợp bị tắc nghẽn đột ngột (thường ở nam giới), các bác sĩ có có các ống thông niệu đạo vào trong bàng quang. Những ống thông này sẽ giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng ứ nước trước khi được điều trị một cách triệt để, ví dụ việc sử dụng thuốc hay sự can thiệp ngoại khoa.

Còn những bệnh nhân bị sỏi thận sẽ được điều trị với sự giúp đỡ của các bác sĩ tiết niệu (chuyên gia phẫu thuật tiết niệu chẳng hạn) với các loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau và làm tăng lượng nước hấp thụ vào cơ thể. Có thể điều trị bằng sóng xung động (tán sỏi bằng sóng) hoặc biện pháp mổ để có thể loại bỏ những viên sỏi cứng quá lớn.

Thận và các chức năng của nó có thể ổn định như thường được hay không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, thời gian ủ bệnh ở bệnh thân. Cần phải xem xét kĩ các vấn đề liên quan như: Nhiễm trùng, yếu tố ngoại cảnh…. để có thể chẩn đoán rõ nguyên nhân để khắc phục.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thận ứ nước?

Ngoài việc sử dụng biện pháp khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng siêu âm hoặc phương pháp chụp CT (chụp cắt lớp)

Chữa thận ứ nước bằng thuốc nam

Thường sẽ có 3 loại thảo dược được sử dụng nhiều nhất, đó là:

  1. Sử dụng bài thuốc nam từ Cỏ tranh
  2. Sử dụng bài thuốc nam từ Kim tiền thảo
  3. Sử dụng bài thuốc nam từ Cây hoa hồng

Ngoài ra, còn có một số bài thuốc nam khác như:

Thuốc Nam luôn được ưu tiên trong điều trị bệnh thận ứ nước tại nhà
  • Dùng cây kim tiền thảo sắc lấy nước uống từ 1-2 lần vào mỗi ngày, kim tiền thảo có tác dụng ợi tiểu, làm tan sỏi, thích hợp với người bị thận ứ nước do sỏi thận.
  • Lấy râu ngô tươi, đem sắc lấy nước uống thay nước từ 6-8 ngày sẽ giúp đánh tan sỏi, bài thuốc này cũng tốt cho người bị thận ứ nước có sỏi.
  • Đem cây cỏ xước sắc lấy nước uống, sẽ làm tan sỏi, đồng thời ổn định huyết áp, rất phù hợp trong việc điều trị thận ứ nước ở những bệnh thận có dấu hiêu mhuyeets áp bất thường.

8. Biện pháp phòng ngừa thận ứ nước

Với các nguyên nhân đã nói ở trên, từ đó ta có thể rút ra được các cách phòng nữa như sau:

  • Nên uống đủ nước, tránh ăn mặn để giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Ăn nhiều rau xanh, nên sử dụng trà kim tiền thảo, râu ngô, mã đề…
  • Nếu có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về hệ tiết niệu, cần chú ý: Quan hệ lành mạnh, tắm rửa và vệ sinh vùng kín thường xuyên. Không ngâm mình quá lâu khi tắm, phụ nên sử dụng dung dịch vệ sinh, lau rửa sạch sẽ sau khi quan hệ… tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng, làm hẹp niệu đạo…

Chú ý: Khi thấy có xuất hiện các dấu hiệu bệnh thận ứ nước như ở trên, bận cần mau chóng tới các trung tâm ý tế để kiểm tra, thăm khám cũng như lấy lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa nhằm có biện pháp điều trị kịp thời nhất.

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline ở cuối website để có thể được tư vấn – hỗ trợ online miễn phí.

Lưu ý: Mọi thông tin chia sẻ trong bài viết đều mang tính tham khảo, để có được lời khuyên phù hợp với tình trạng của mình, bạn nên tới gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám và điều trị.