Thuật ngữ phó từ trong Ngữ Văn 6 tương đối mới mẻ với học sinh. Chính vì thế mà hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa và phân loại, cùng một vài ví dụ để các bạn học sinh hiểu rõ hơn. Cùng tìm hiểu nhé!

Phó từ là gì?

Phó từ là những từ chuyên đi kèm với các động từ, tính từ nhằm bổ sung hoặc nhấn mạnh ý nghĩa cho những động từ, tính từ đi kèm đó.

Phân loại phó từ theo SGK Ngữ Văn 6

Sẽ có 10 loại phó từ mà các bạn thường gặp học quá trình học và trong cuộc sống, chúng là:

  • Phó từ chỉ kết quả: mất, được, lấy… (vd: mất giọng)
  • Phó từ chỉ sự khẳng định, phủ định: không, chưa, chẳng (chả), có… (vd: không hát)
  • Phó từ biểu thị sự đánh giá bất lợi: cho, phải…
  • Phó từ chỉ sự so sánh, tiếp diễn: cũng, đều, vẫn, còn, mải, lại, cứ, mãi, nữa… (vd: vẫn đang hát )
  • Phó từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, khá, khí, hơi… (vd: rất thích hát)
  • Phó từ chỉ ý nghĩa kết thúc, hoàn thành của hành động: xong, rồi… (vd: hát rồi)
  • Phó từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng… (vd: tôi sắp hát)
  • Phó từ chỉ hướng diễn biến: ra, lên, xuống, đi, lại, sang, qua, lại, đến, vào… (vd: đến đây nào)
  • Phó từ chỉ ý nghĩa mệnh lệnh: hãy, đi, thôi, đừng, chớ, hẵng,… (vd: hãy hát nào)
  • Phó từ chỉ tần số: thường, hay, năng, thường xuyên, luôn, luôn luôn… (vd: thường xuyên hát)

Các ví dụ phó từ lớp 6

– Do ôn tập rất kĩ nên kết quả ở kì thi của tôi khá cao.

“rất kĩ” cụm từ này có chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.

– Đừng rẽ trái, bên có có chốt giao thông.

“Đừng rẽ trái”, phó từ này đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.

– Nó vẫn đang chạy rất nhanh, như một thằng mất trí vậy.

“vẫn đang chạy” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “đang chạy” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.

Việt đoạn văn có sử dụng phó từ

Một hôm, Dế mèn cất giọng hát véo von trêu chọc chị Cốc. Chị Cốc rất tức giận, lò dò đi về phía hang của Dế mèn. Dế Mèn sợ quá chui tọt vào hang nên chị Cốc chỉ nhìn thấy Dế Choắt. Chị Cốc liền mổ liên tiếp vào đầu Choắt. Choắt đau đớn không dậy được, nằm thoi thóp và đã tắt thở.

* Những phó từ được in đậm

Như vậy các bạn nhỏ đã hiểu thế nào là phó từ, cũng như là phân loại và cách sử dụng rồi phải không nào? Mọi câu hỏi và thắc mắc các bạn có thể để lại dưới phần bình luận bên dưới. Xin chào và hẹn gặp lại