“Tư tưởng là gì?” là câu hỏi được nhiều bạn độc giả thắc mắc và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chính vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa tư tưởng và Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Một vài ví dụ về nhà tư tưởng Việt Nam để các bạn hiểu rõ hơn!

Tư tưởng là gì?

Tư tưởng là tập hợp tất cả những gì mà mỗi cá nhân đang suy nghĩ, định hướng, phân tích, đánh giá, kết luận… thành ý nghĩ trong đầu của mỗi cá nhân đó. 

Ví dụ như: Khi nhìn thấy một con công, sau đó ta liền thốt lên “Con công trống đẹp quá!” Đây cũng là một dạng tư tưởng và loại tư tưởng đã được bộc lộ ra ngoài thông qua hành động và lời nói. 

  • Tư tưởng không dẫn đến kiến thức như là khoa học.
  • Tư tưởng không mang lại một sự khôn ngoan có ích cho sự xử thế.
  • Tư tưởng không giải quyết một bí ẩn nào của Thế giới.
  • Tư tưởng không trực tiếp mang lại những thế lực cho hành động.

Nhà tư tưởng là gì? Theo như Vladimir Ilyich Lenin một người xứng đáng được gọi là nhà tư tưởng, khi mà người đó biết giải quyết trước người khác tất cả các vấn đề chính trị – sách lược, những vấn đề về tổ chức, về các yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về tất cả các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Ngày nay, chỉ có 2 phương thức để có thể tiếp cận hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là:

– Thứ nhất, Tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: tư tưởng triết học; tư tưởng kinh tế; tư tưởng chính trị; tư tưởng quân sự; tư tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn.

– Thứ hai, Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam, bao gồm: tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa, đạo đức…

Các ví dụ về nhà tư tưởng lớn

Không chỉ Việt Nam, mà khắp thế giới đều có những tư tưởng gia vĩ đại, họ có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội loại người từ xưa tới nay. Một trong số họ là:

  1. Nguyễn Trường Tộ – Một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871)

Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi trếng, một người Công giáo yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Đó cũng chính là những nội dung mà bài viết này đề cập. Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm tôn giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học độc sắc về nhân sinh, xã hội… so với các nhà tư tưởng Việt Nam cùng thời. Bên cạnh đó, ông còn đưa ra không ít những kiến nghị trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, quốc phòng, ngoại giao…

  1. Nhà tư tưởng Trang Tử – Bậc Thầy mưu trí
Trang Tử sinh: 369 Trước CN – mất: 286 Trước CN

Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người “thà chịu kéo lê cái đuôi trong bùn” để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội, một Đạo gia “phóng nhiệm”, “tài tử”, “ngông” và đầy sáng tạo. Ông để lại rất nhiều bài học lớn ẩn sâu trong vài câu nói mà chỉ những người thật sự chiêm nghiệm và đào sâu mới có thể chạm tới ý nghĩa thật sự của chúng.

  1. Nhà tư tưởng – Triết học Khổng tử
Không Tử sinh: 28 tháng 9, 551 Trước CN và mất: 11 tháng 4, 479 Trước CN

Tư tưởng triết học của Khổng Tử thể hiện tập trung ở ba nội dung chính: Quan niệm về trời, quỷ thần, con người; học thuyết về luân lý đạo đức và tư tưởng về chính trị – xã hội. Quan niệm về trời, thiên mệnh, quỷ thần và con người được coi là cơ sở cho những quan điểm khác trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử. Nó khá mâu thuẫn bởi tính hai mặt, và vì thế, người ta vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về đặc điểm và khuynh hướng tư tưởng của ông. Trong bài viết du?i dây, chúng tôi tập trung phân tích thêm về tư tưởng này của Khổng Tử.

  1. Nhà tư tưởng Karl – Marx
Karl Heinrich Marx (5/5/1818-14/3/1883 tức 64 tuổi)

Nhìn tổng quát, giá trị tư tưởng Các Mác gắn với giá trị cách mạng, bởi tư tưởng của ông là kim chỉ nam để hiểu về bản chất, quy luật vận động và phát triển của thế giới trong quá khứ, hiện tại và tương lai, hướng những người bị nô dịch, bị bóc lột làm cách mạng, “thay cũ đổi mới, thay xấu thành tốt”. Các Mác đã xây dựng và trang bị một thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho giai cấp vô sản và nhân loại không chỉ để nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới; để giai cấp bị áp bức bước lên địa vị làm chủ xã hội mới.

Với định nghĩ về tư tưởng, nhà tư tưởng ở trên, thì chúng tôi hy vọng rằng đã mang được tới giá trị thiết thực cho quý độc giả. Mọi câu hỏi, thắc mắc và đóng góp nội dung vui lòng để lại dưới phần bình luận. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.