Thế Lữ là một tượng đài không thể phủ nhận trong phong trào Thơ mới. Nhắc tới Thế Lữ thì không thể không nói tới tác phẩm “Nhớ Rùng” – tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông.

Tiểu sử nhà thơ Thể Lữ

Thế Lữ (6/10/1907 – 3/6/1989), tên khai sinh Nguyễn Đình Lễ. Tên này sau đó được đổi thành Nguyễn Thứ Lễ vì ông là con thứ. Cho đến khi lên 10 tuổi, người anh trai (hơn ông một tuổi) mất, ông lại lấy tên cũ là Nguyễn Đình Lễ. Trưởng thành, ông dùng lại tên Nguyễn Thứ Lễ, khi viết văn nói lái lại là Nguyễn Thế Lữ, sau rút gọn thành bút danh Thế Lữ từ đây. Bút danh này, mang nghĩa “người khách đi qua trần thế” lại rất hợp với quan niệm sống của chính ông khi ấy. Ông còn có một tên khác là Nguyễn Khắc Thảo, nhưng mà sau cũng bỏ đi vì tên này bị trùng. Khi viết báo, có một vài lần ông ký bút danh hài hước là Lê Ta, xuất phát từ tên Lễ biến thành “Lê ngã”, “ta” cũng tức là “ngã”.

Thế Lữ người phụng sự cái đẹp

Quê cha ông ở làng Phù Đổng, thuộc huyện Tiên Du (nay là Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), còn quê mẹ ông lại ở Nam Định.

Cha ông là sếp ga xe lửa thuộc tuyến đường sắt Lạng Sơn – Thanh Hóa. Mẹ ông thì sinh ra trong gia đình Công giáo, hai người kết hôn trước, nhưng lại không được sự đồng ý và thừa nhận của cả  hai bên nội ngoại. Khi mới vài tháng tuổi, Thế Lữ đã bị đưa đi rời xa mẹ, đem lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ chính thức của cha). Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm chỉ được gặp mẹ một hai lần, nên theo như kí ức của Thế Lữ nhớ lại, chủ đề chính từ khi ông còn bé cho tới năm 10 tuổi là xa cách, nỗi nhớ thương dành cho người mẹ đẻ của mình. Cuộc sống ở xứ Lạng Sơn, núi rừng thiên nhiên nơi đây cùng với những câu chuyện kinh dị đầy ma quái và rùng rợn mà ông được nghe từ nhỏ đã trở thành một nguồn tư liệu không hề nhỏ, tạo cảm hứng cho những tác phẩm văn xuôi của ông sau này khi hoạt động nghệ thuật.

Quá trình hoạt động nghệ thuật của Thế Lữ

Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Ông được mọi người ca tụng là: “Người khai sáng phong trào Thơ mới”. Thế Lữ bắt đầu nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, bởi các tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là với bài Nhớ rừng, cùng các tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu nhất là tập truyện Vàng và máu (năm 1934). Trở thành thành viên chính thức của nhóm “Tự Lực văn đoàn” kể từ khi nhóm nùa mới thành lập (năm 1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác thể loại văn chương trong thời gian còn là thành viên của nhóm, đồng thời ông cũng đảm nhận vai trò là một nhà báo, nhà phê bình, nhà biên tập viên mẫn cán của hai tờ báo “Phong hóa” và “Ngày nay”.

Từ năm 1937, hoạt động nghệ thuật của Thế Lữ chủ yếu là chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành một diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng những ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến tận sau Cách mạng tháng Tám. Ông cũng tham gia kháng chiến chống Pháp, làm các vở kịch kháng chiến trong những năm của Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông lại tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957-1977). Ông được coi như là một người tiên phong, không chỉ ở trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực viết văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà ông còn là một người có đóng góp cực kì to lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói tại Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.

Cuộc đời Thế Lữ

Thế Lữ và vợ khi về già

Thế Lữ lập gia đình khá trẻ, khi ông chỉ mới 17 tuổi với người vợ đầu, bà tên là Nguyễn Thị Khương, hơn ông hai tuổi. Hai người đã có với nhau bốn người con, ba trai và một gái, đặt tên lần lượt từ lớn tới bé là: Nghi, Tâm, Học, Tùng. Năm 1954, vợ (bà Khương) và ba người con sau đã di cư vào miền Nam và sau này, tới tận năm 1979 gia đình của Thế Lữ mới được đoàn tụ. Người con cả có tên Nguyễn Đình Nghi (1928-2001), đã từng tham gia kháng chiến cùng cha, được ông trực tiếp truyền nghề sân khấu. Nguyễn Đình Nghi ở lại miền Bắc, về sau ông này cũng trở thành một đạo diễn sân khấu rất có tiếng và đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1988. Người con dâu cả của Thế Lữ, vợ của Nguyễn Đình Nghi – nghệ sĩ ưu tú Mỹ Dung cũng là một diễn viên kịch nói của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Người vợ thứ hai của Thế Lữ, có tên là Song Kim (1913-2008), tên thật của bà là Phạm Thị Nghĩa, hai người lấy nhau vào cuối năm 1938. Bà say mê sân khấu khi còn nhỏ, tình cờ làm quen với Thế Lữ và đã được ông mời đóng vai diễn đầu tiên trong vở “Gái không chồng” (của Đoàn Phú Tứ). Trở thành một người bạn đời của Thế Lữ, bà đã rất gắn bó với ông trong nhiều thập niên sau đó. Sự nghiệp của bà cũng gắn liền với hoạt động sân khấu của Thế Lữ, được chính Thế Lữ dìu dắt, bà đã đóng nhiều vai trong những vở kịch do Thế Lữ đạo diễn. Song Kim cũng chính là một trong những diễn viên tiêu biểu của sân khấu kịch nói Việt Nam vào thời kỳ đầu, và cùng với Thế Lữ, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở ngay trong đợt đầu tiên. Theo Nguyễn Khoa Điềm, các đồng nghiệp hoạt động nghệ thuật cùng Song Kim – Thế Lữ đã gọi hai vợ chồng bà là “hai thỏi vàng hiếm hoi, quí giá.

Thế Lữ nghỉ hưu vào năm 1977. Năm 1979, ông vào Thành phố Hồ Chí Minh sống với cùng người vợ đầu và các con sau nhiều năm xa cách. Năm 1984, ông đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt I.

Thế Lữ từ trần do tuổi già vào ngày 3 tháng 6 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng dương 81 tuổi.

Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ

Những bài thơ nổi bật nhất của Thế Lữ:

  1. Nhớ rừng
  2. Ma túy
  3. Tình hoài
  4. Tiếng sao Thiên Thai
  5. Cây đàn muôn điệu
  6. Giây phút chạnh lòng

Nhớ rừng – Tặng Nguyễn Tường Tam 
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú) 

Tuyển tập thơ Thế Lữ hay

  1. Một Giấc Mơ Dữ Dội
  2. Tan Vỡ
  3. Tình Hoài
  4. Tiếng Chuông Chùa

Mấy vần thơ (tập thơ – 1935)

  1. Nhớ Rừng
  2. Tiếng Gọi Bên Sông
  3. Lựa Tiếng Đàn
  4. Tiếng Trúc Tuyệt Vời
  5. Tiếng Sáo Thiên Thai
  6. Con Người Vơ Vẩn
  7. Trước Cảnh Cao Rộng
  8. Người Phóng Đãng
  9. Ác Mộng
  10. Lời Than Thở Của Nàng Mỹ Thuật
  11. Khúc Ca Hoài Xuân
  12. Mấy Vần Ngây Thơ
  13. Thức Giấc
  14. Bên Sông Đưa Khách
  15. Hái Hoa
  16. Cây Đàn Muôn Điệu
  17. Lời Mỉa Mai
  18. Tôi Muốn Đi
  19. Tự Trào
  20. Bông Hoa Rừng
  21. Mộng Ảnh
  22. Vẻ Đẹp Thoáng Qua
  23. Khúc Hát Bên Sông
  24. Bâng Khuâng
  25. Hồ Xuân Và Thiếu Nữ
  26. Nhan Sắc
  27. Hoa Thuỷ Tiên
  28. Trả Lời
  29. Giục Hồn Thơ
  30. Nàng Thơ Lạnh
  31. Ý Thơ
  32. Mưa Hoa
  33. Ngày Xưa Còn Nhỏ
  34. Yêu
  35. Đêm Mưa Gió
  36. Lời Tuyệt Vọng
  37. Trụy Lạc
  38. Đàn Nguyệt
  39. Chiều Bâng Khuâng
  40. Sáng
  41. Trưa
  42. Chiều
  43. Tối
  44. Ma Tuý
  45. Đời Thái Bình
  46. Giây Phút Chạnh Lòng
  47. Bóng Mây Chiều

Trên đây là tiểu sử, cuộc đời, quá trình hoạt động nghệ thuật của Thế Lữ. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại trong phần bình luận bên dưới. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!