Cuộc sống không phải lúc nào cũng là chuỗi ngày của những vui vẻ, hạnh phúc. Mà xen vào đó là những ngày đầy chông chênh, thử thách cần chúng ta vững tâm để vượt qua. Hãy tham khảo những câu tục ngữ hay về cuộc sống dưới đây để rút ra bài học cho mình nhé!

Thành ngữ Việt Nam hay và ý nghĩa

1. Giao trứng cho ác

Ý nghĩa: Trong cuộc sống của chúng ta thường có rất nhiều người cả tin. Họ đã không để phòng và có những lúc gửi gắm niềm tin của mình vào những kẻ xấu. Những người luôn thèm khát và tìm cách để chiếm đoạt những thứ không thuộc về mình.

2. Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại

Ý nghĩa: Đây là một trong những câu tục ngữ hay về cuộc sống mà ông cha ta giang dạy các thế hệ phía sau. Đó là bài học đối với mọi người khi người khác giúp bạn một việc gì đó thì cũng phải biết nhớ ơn người đã giúp mình.

Đừng sống ích kỷ và chỉ biết lợi dụng ý tốt của người khác. Hãy biết ơn, đền đáp những ai đã từng giúp đỡ bạn đó là ý nghĩa mà câu tục ngữ muốn nói

3. Lòng vả cũng như lòng sung

Ý nghĩa: Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.

4. Câu thành ngữ – Há miệng chờ sung

Ý nghĩa: Với câu thành ngữ Việt Nam ”Há miệng chờ sung”, ông cha ta muốn lên án và đả kích đến những kẻ lười biếng không chịu nỗ lực làm việc. Họ chỉ thích ăn chực ăn nằm chờ vận may đến với mình.

5. Ông chẳng bà chuộc

Ý nghĩa: Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.

 

6. Có nuôi con mới biết lòng mẹ

Ý nghĩa: Con người sinh ra trên đời ai mà chẳng có cha mẹ. Đôi lúc vì sự ích kỷ thiếu hiểu biết của bản thân mà bạn đã khiến mẹ của mình buồn. Ai có thể hiểu những vất vả, khó khăn mà  mẹ phải chịu đựng để có cho người con những điều tốt nhất.

7. Tổng hợp những cầu thành ngữ hay và ý nghĩa nhất

Chữ như gà bới

Ý nghĩa: Thành ngữ này ý chê người viết chữ xấu, nguệch ngoạc, thiếu nét, chẳng có hàng lối.

8. Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương

Ý nghĩa: Trong tiếng Việt, câu tục ngữ khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương được hiểu là khôn thì phải khôn hẳn, khôn đến mức khiến người ta phải sợ, phải kính nể, còn nếu dại thì cũng phải biết thân, biết phận để người khác dễ thông cảm, bỏ qua mà tỏ lòng kính mến, yêu thương.

 

9. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Ý nghĩa: Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một trong những bài học mà ông cha muốn dạy con cháu của mình không nên chỉ nhìn vào sự hào nhoáng bề ngoài. Một thanh gỗ có giá trị không phải vì có bề ngoài của chúng hào nhoáng mà vì chất lượng bên trong của nó.

10. Đa nghi như Tào Tháo

Ý nghĩa: Ở nước Trung Hoa thời Tam Quốc có viên quan Thừa tướng nổi tiếng đa nghi họ Tào, tên Tháo. Hắn đa nghi đến mức không tin bất kì ai trên dời dù người đó là tướng có tài hay người lính đã hết lòng phục vụ và bảo vệ hắn.

11. Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn

Ý nghĩa: Qua câu thành ngữ này ông cha ta muốn nhắn nhủ đến các thế hệ con cháu: Cuộc sống của hai vợ chồng thường xuất hiện nhiều vấn đề. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng phải luôn hòa hợp. Nếu có người này ngã thì người kia nâng không bao giờ mà hai người đi hai hướng khác nhau để sinh ra chuyện cãi vã mà làm hỏng chuyện lớn.

 

12. Buôn có bạn, bán có phường

Ý nghĩa: Trong kinh doanh, chúng ta cần phải có mối quan hệ xã hội tốt. Nếu bản thân  muốn làm nên thành công trước hết hãy bắt tay với bạn bè của mình. Nếu cứ độc lập thì bạn sẽ phải gánh chịu tất cả những khó khăn, vất vả.

Nếu là một nhóm, một tổ chức cùng ngồi lại và thống nhất thì vấn đề đó sẽ trở nên đơn giản hơn. Chúng ta có thể dễ dàng học hỏi giúp đỡ lẫn nhau để mang lại những giá trị to lớn mà một người không thể làm được.

13. Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời

Ý nghĩa: Đây là một trong những bài học về giao tiếp cho mọi người. Trong giao tiếp hằng ngày của mỗi chúng ta nên thận trọng trong lời ăn tiếng nói của mình. Hãy cân nhắc trước những câu nói của mình phát ra.

14. Họ hàng xa không bằng láng giềng gần

Ý nghĩa: Có câu “nước xa không cứu được lửa gần” mặc dù họ hàng xa thân nhau cách mấy thì lúc bạn bệnh nặng, khó khăn cũng không thể đến chăm sóc và giúp đỡ bạn ngay bằng hàng xóm được. Bởi vậy, hãy tạo cho mình mối quan hệ thật tốt với mọi người xung quanh  nhé! Đó là một trong những bài học mà ông cha ta muốn để lại cho con cháu của mình.

 

15. Thân lừa ưa nặng

 

Ý nghĩa: Lừa cũng có ích như ngựa, người ta dùng để chở hàng hoặc cưỡi. Đặc điểm của lừa là khi trên lưng không thồ hàng hoặc thồ quá nhẹ thì quất thế nào cũng cứ ỳ ra. Thành thử người ta phải chất lên lưng lừa hàng nặng hoặc cưỡi lên thì lừa ta mới chịu cất bước. Từ đặc điểm trên, người ta suy ra với nghĩa bóng ám chỉ người nào đó không chịu nghe lời nói nhẹ nhàng, chỉ khi nặng lời hoặc dùng roi vọt, vũ lực mới nghe theo.

16. Sau cơn mưa trời lại sáng

Ý nghĩa: Câu tục ngữ này muốn nói về sự lạc quan, yêu đời đối với cuộc sống hiện tại. Mỗi chúng ta cần phải lạc quan trước những chông gai, khó khăn vấp phải. Bạn hãy đủ can đảm, nghị lực vươn lên mà bước tiếp những điều mà mình lựa chọn.