Suy thận có ăn được sữa chua không? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, sữa chua là sản phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng lại rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những đối tượng mắc bệnh về thận, lượng phốt pho có trong sữa chua khiến cho nhiều người còn rất phân vân khi sử dụng.

Suy thận có ăn được sữa chua không?

Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày là điều cần phải cực kỳ lưu tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia đưa ra nhận định như sau:

Bệnh nhân suy thận hoàn toàn có thể ăn sữa chua hàng ngày nếu như có thể kiểm soát tốt về số lượng cũng như thời gian sử dụng. Bởi hàm lượng kali và phốt phát trong sữa chua không nhiều nên không làm gia tăng tình trạng bệnh lý thận này.

Suy thận có ăn được sữa chua không?

Ngoài ra, bên trong sữa chua chứa rất nhiều khoáng chất cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, phốt pho, sắt, kẽm cũng như vitamin A, C, D, E, B6 và B12… có tác dụng giúp tạo ra sự cân bằng và bồi bổ lợi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột, làm dịu hệ thống tiêu hóa, giảm huyết áp, tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm cân, phục hồi tổn thương cơ thể.

Vì vậy, cácc huyên gia cho rằng người bệnh hư thận nên sử dụng từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày vào thời điểm sau bữa ăn chính từ 1 -2 giờ để giúp cải thiện bệnh tốt hơn.

Cách chọn sữa chua cho người suy thận

Sau đây là một số loại sữa chua mà người bệnh nên ăn để giúp cơ thể cân bằng chất dinh dưỡng cũng như hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả:

Sữa chua có hàm lượng natri, kali và photpho thấp

Như đã đề cập ở trên, với bệnh nhân suy thận thì natri, kali và photpho là thực phẩm không nên sử dụng nhiều. Do vậy, nếu chọn sữa chua có chứa nhiều chất trên sẽ làm gia tăng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh lý về tim mạch.

Bị thận suy nên chọn sản phẩm sữa chua có hàm lượng kali, phốt pho thấp

Chọn sữa chua nhiều vitamin và vi lượng

Những hoạt chất này sẽ giúp bồi bổ cho cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn.

Chọn sữa chua ít protein

Các chuyên gia đã chỉ ra, đối với bệnh nhân thận yếu, lượng protein nên nạp vào cơ thể là khoảng 0,6g protein/ kg. Do vậy, người bệnh nên xem kỹ lượng protein có trong sữa chua mình chọn là bao nhiêu để chọn cho đúng.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Để giảm bớt thời gian điều trị bệnh suy thận, mọi người có thể tham khảo một số loại thực phẩm nằm trong nhóm chế độ dinh dưỡng mà người bệnh nên ăn để cải thiện bệnh tốt hơn theo chuyên gia khuyến cáo dưới đây:

Những thực phẩm có hàm lượng phốt pho, kali và natri thấp

  • Súp lơ: Đây chính là thực phẩm lý tưởng dành cho những bệnh nhân suy thận. Súp lơ bao gồm nhiều chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin K, vitamin B folate, vitamin C, các hợp chất chống viêm như indoles,..
  • Lòng trắng trứng: Trong 33g lòng trắng trứng (lòng trắng của 1 quả trứng) có chứa khoảng 5mg phốt pho, 54mg kali, 55mg natri và protein an toàn co thận. Vì vậy lòng trắng trứng là lựa chọn phù hợp cho người bệnh thận hư.
  • Cá chẽm: Nhiều bệnh nhân suy thận lo sợ không dám ăn nhiều cá bởi hàm lượng protein trong nhóm thực phẩm này khá cao. Tuy nhiên, với cá chẽm thì bạn có thể yên tâm. Cá chẽm có hàm lượng phốt pho thấp hơn các loại hải sản khác, lại có chứa chất béo lành mạnh.
  • Quả việt quất: Trái cây mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trái việt quất cung cấp chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, vừa có thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim, ung thư, tiểu đường, vừa không làm tăng hàm lượng natri, kali, phốt pho ở bệnh nhân suy thận.
Người bệnh thận hư nên ăn gì ít kali và photpho

Thực phẩm giàu tinh bột

Những loại thức ăn giàu tinh bột như gạo trắng, bột sắn dây, phở, miến, các loại khoai,… sẽ giúp cơ thể làm giảm bớt áp lực cho thận.

Bên cạnh đó, người bệnh cần đảm bảo khẩu phần ăn mỗi ngày như sau:

  • Năng lượng: 35-40 kcal/kg/ngày.
  • Lượng chất béo: 20-30% tổng năng lượng.
  • Tinh bột: 100-150g/ ngày.
  • Đạm: 0,4 – 0,8 kg/ ngày với người lớn.
  • Nước: Tính bằng lượng nước tiểu + 300 đến 500ml tùy thuộc theo mùa
  • Ăn nhạt: Mỗi ngày dưới 2g muối và mì chính

Trên đây, vấn đề về suy thận có ăn được sữa chua không, cùng chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân đã được giải đáp. Hi vọng sẽ giúp độc giả trang bị được những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc độc giả nhiều sức khỏe!