Suy tuyến thượng thận là một căn bệnh về nội tiết, không phổ biến ở nước ta. Các rối loạn này có tỉ lệ xuất hiện 1/100.000 người. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, mọi lứa tuổi và ở cả nam hay nữ. Khi bị bệnh, cơ thể người bệnh sẽ có các triệu chứng và dấu hiệu của sự mệt mỏi, giảm cân, yếu cơ, sạm da và đặc biệt là huyết áp thấp. Bệnh có thể phát triển thành suy thận hoặc ung thư thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Suy tuyến thượng thận là bệnh gì?

Là tình trạng suy giảm glucocorticoid hoặc mineral corticoid, hoặc suy giảm cả hai loại hormone đó. Bệnh thường xảy ra do lao vỏ tuyến thượng thận, do teo thượng thận hoặc các bệnh tự nhiễm, Histoblast, ung thư di căn, phẫu thuật cắt tuyến thượng thận, thoái hóa tinh bột, nhiễm độc tế bào… Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất trong khoảng 20-50 tuổi.

Suy tuyến thượng thận có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của cơ thể

Có 3 dạng suy tuyến thượng thận hay gặp, bao gồm:

Suy thượng thận

LÀ một tình trạng y tế rất nguy hiểm, suy thượng tuyến thận cấp xảy ra khi cơ thể không còn khả năng sản xuất đủ lượng Cortisol cho cơ thể. Những bệnh nhân addison hoặc từng bị tổn thương tuyến thượng thận có nguy cơ cao mắc tình trạng này, bởi họ không thể sản xuất được đủ cortisol.

Suy thượng thận mạn

Nguyên nhân gây suy thượng thận mạn rất đa dạng, đây là tình trạng suy giảm hormon glucocorticoid hoặc mineralocorticoid  hoặc giảm cả hai hoại trên. Bệnh sẽ xảy ra và tiến triển từ từ trong một thời gian dài trước khi có các biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng.

Bệnh suy vỏ thượng thận

Suy vỏ thượng thận là một thuật ngữ y khoa, được dùng để chỉ sự sản xuất không đủ lượng các glucocorticoid, mineralocorticoid hoặc cả hai do tuyến thượng thận gặp vấn đề. Bệnh có thể được gây ra bởi sự rối loạn các chức năng hoặc sự phá hủy toàn bộ vỏ của thượng thận.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Theo thống kê của Bộ y tế thì hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy tuyến thượng thận. Tất cả các bệnh nhân đều phải sử dụng thuốc để điều trị, và sử dụng chúng đến hết cuộc đời.

Cách điều trị có thể phụ thuộc và nhiều tình trạng bệnh khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều bằng cách sử dụng corticosteroid là chủ yếu. Những loại thuộc như corticosteroid này sẽ giúp cho bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc suốt đời

Các bác sĩ khuyên người bệnh, nên sử dụng thuốc liên tục, không ngắt quãng để thuốc có thể phát huy được tác dụng mạnh mẽ nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, tăng giảm nếu bạn có mắc phải các bệnh lý hoặc tổn thương khác để có hiệu quả tốt trong quá trình sử dụng thuốc..

Là căn bệnh nguy hiểm, suy tuyến thượng thận có thể gây hại lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, nên cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và phác đồ điều trị. Đó là cách duy nhất để bảo toàn thận và sức khỏe của chính bạn.

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm hay không là thắc mắc của nhiều người, nhất là những người mới phát hiện ra bệnh của mình. Câu trả lời là “Có nguy hiểm”. Bởi suy tuyến thượng thận có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và mạng sống của người bệnh. Nếu không được điều trị thì tình trạng của bệnh nhân sẽ suy yếu rất nhanh. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy tuyến thượng thận bao gồm:

Suy giảm hormon cortison:

  • Cơ thể mệt mỏi, stress: Tình trạng này thường xuyên xảy ra, có thể chiếm tới 80% số những bị mắc bệnh về tuyến thượng thận. Người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt cơ thể yếu đi, làm việc không thể tập trung như trước, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Huyết áp bất ổn định: Tuyến thượng thận kích thích sản sinh ra hormon có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa và ổn định huyết áp của chúng ta. Khi bị suy tuyến thượng thận, huyết áp sẽ dễ dàng bị hạ xuống mức thấp hoặc đôi khi lại cao quá mức, khiến cho việc kiểm soát huyết áp trở lên khó khăn.
  • Sút cân nhanh và không rõ nguyên nhân: Cơ thể mất nước, muối, kali và các chất khoáng cần thiết đều giảm, nồng độ điện giải trong cơ thể bị rối loạn.
  • Rối loạn tiền đình: Não có có nhiều chức năng cũng bị ảnh hưởng hở sự thất thường của hormon mà tuyến thượng thận sinh ra.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có cảm giác buồn nôn, sẽ rất ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Suy giảm  Aldosteron:

Aldosteron hormon cần thiết để cơ thể phát triển sinh lý một cách bình thường. Những bộ phận sinh lý có cách vận hành không theo các quy luật vốn có của chúng. Tình trạng mọc lông nách, tay, chân và bộ phận sinh dục mọc bất thường cũng khiến nhiều người mất đi sự tự tin. Các biểu hiện có thể là:

  • Ở nữ giới: Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, nguy cơ cao bị tắc kinh và cuối cùng là dẫn đến vô sinh.
  • Ở nam giới: Khả năng quan hệ tình dục kém, giảm ham muốn, không đủ thể lực quan hệ hoặc cảm thấy bất lực trước bạn tình.
Suy thượng thận mang đến nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể

Biến chứng nguy hiểm của suy tuyến thượng thận

  • Suy giảm chức năng thận: Nồng độ ure và creatinin trong máu bất thường, đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thận mạn tính.
  • Chỉ số bạch cầu giảm: Khi bạch cầu giảm xuống dưới ngưỡng an toàn thì hệ thống miễn dịch sẽ không còn đủ mạnh để bảo vệ cơ thể nữa, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc do virus gây ra.
  • Thiếu máu: Người bệnh có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, có cảm giác ù tai choáng váng.
  • Miệng nhạt nhẽo: Người bệnh có cảm giác thèm muối là do cơ thể bị rối loạn nồng độ điện giải.

Suy tuyến thượng thận sẽ còn gây là những tổn thương nguy hiểm hơn nữa các biến chứng nặng nề hơn xảy ra. Với những tổn thương nghiêm trọng như vậy, nếu tiếp tục để bệnh tiến triển có thể trở thành suy thận hoặc ung thư tuyến thượng thận. Tới khi đó thì không có thuốc gì điều trị và kìm hãm được bệnh nữa, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa. Bởi vật các chuyên gia khuyên chúng ta nên điều trị tích cực ngay từ khi mới phát hiện bệnh.

Suy tuyến thượng thận nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hợp lí và đủ chất là điều không thể thiếu đối với bệnh nhân suy tuyến thượng thận. Người bệnh cần bổ sung thêm protein động vật từ các loại thực phẩm như: Thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và những loại đạm thực vật như đậu nành. Không nên ăn các loại chất béo gây hại, chỉ nên bổ sung chất béo từ thực vật như: ô liu, đậu phộng, dầu dừa, quả bơ hoặc mỡ cá…

Chế độ ăn là yếu tố quan trọng trong điều trị suy tuyến thượng thận

Nên ăn các loại thực phẩm, hoa quả, rau xanh có chứa nhiều vitamin C, mực địch để tăng sức đề kháng, cải thiện cơ thể và giảm căng thẳng, stress rất tốt cho người bệnh. Các loại rau quả nên ăn có thể là: Kiwi, bưởi, dâu tây, cam, ớt đà lạt, cải xoăn, đu đủ, cả xanh… rất tốt cho bệnh nhân suy thượng thận.

Vitamin nhóm B như B5 và B cũng là những dưỡng chất rất cần thiết đối với người bệnh suy tuyến thượng thận để tăng khả năng tập trung. Không những thế, các thực phẩm có hàm lượng folate và vitamin B12 còn giúp cơ thể người bệnh sản sinh năng lượng tốt hơn, từ đó người bệnh cảm thấy khỏe khoắn và bớt uể oải hơn.

Việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể cũng là điều quan trọng mà bệnh nhân suy tuyến thượng thận không được quên. Bởi nước đầy đủ sẽ giúp quá trình trao đổi chất xảy ra dễ dàng và trơn tru hơn.