Thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở phía trên của hai quả thận. Khi thượng thận bị suy giảm chức năng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu về vấn đề suy thượng thận có đáng sợ không, có nguy hiểm không để biết đây là bệnh gì, cách phòng tránh và phương hướng điều trị bệnh hiệu quả.

Suy thượng thận có đáng sợ không?

Thượng thận/vỏ thượng thận/tuyến thượng thận có vị trí nằm ở phía trên của hai quả thận. Đây là nơi trực tiếp sản xuất ra các loại hóc môn có tác dụng cân bằng hoạt động trong cơ thể.

Suy thượng thận có đáng sợ không? có nguy hiểm không?

Mặc dù 2 quả thận của chúng ta rất nhỏ nhưng nó đảm nhận sản xuất tới hơn 30 loại steroid quan trọng trong đó có: Cortisone, estrogen, testosterone, hydrocortisone, aldosterone và các kích thích tố cùng các chất trung gian trong quá trình tổng hợp…

Suy thượng thận thực chất là tình trạng xảy ra rối loạn nào đó khiến cho tuyến thượng thận hoạt động không còn hiệu quả nữa và do đó thượng thận không thể sản xuất đủ lượng hóc môn mà cơ thể cần.

Một ví dụ đơn giản, căn bệnh suy thận này gây ra việc sản sinh cortisol cùng aldosterone ít đi. Điều này làm cho muối, nước trong cơ thể bị đào thải hết ra ngoài qua đường tiểu và làm giảm huyết áp của chúng ta. Song song với đó là việc kali trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia, nếu bệnh suy thượng thận không được điều trị sớm thì sẽ rất nhanh chóng gây ra những vấn đề sau đối với cơ thể:

  • Suy giảm hóc – môn cortisol: Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, stress kéo dài, không thể tập trung làm việc, hay quên, huyết áp không được ổn định (lúc cao lúc thấp bất thường), rối loạn điện giải, sụt cân nghiêm trọng, rối loạn tiền đình làm suy giảm chức năng não bộ, buồn nôn/nôn, đau bụng dữ dội…
  • Suy giảm hóc – môn aldosteron: Gây chứng rậm lông ở cả nữ và nam giới, rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô sinh, giảm ham muốn tình dục, khả năng sinh lý, chứng bất lực ở nam giới.

Suy thượng thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy thận: Gây ra bởi tình trạng không kiểm soát được lượng ure và lượng creatinin trong máu.
  • Ung thư tuyến thượng thận: Là biến chứng nặng nhất và nguy hiểm nhất của suy tuyến thượng thận, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào.
  • Hệ miễn dịch suy yếu do bạch cầu giảm dưới mức an toàn, người bệnh dễ mắc các bệnh khác và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
  • Thiếu máu làm cho tình trạng hoa mắt, chóng mặt diễn ra thường xuyên.
  • Rối loạn điện giải khiến cho người bệnh có cảm giác thèm ăn muối.
  • Hội chứng bí tiểu do lượng nước tiểu giảm.

Cần làm gì khi bị suy thượng thận?

Theo Ths.Bs Nguyễn Quang Bảy (Khoa nội tiết và đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai), khi bị suy thận tuyến thượng, nhất là suy thượng thận mãn tính thì người bệnh cần phải được bổ sung ngay các hóc – môn thượng thận. Quan trọng nhất là bổ sung cortisol ở dạng thuốc uống bằng prednisolon hoặc hydrocortison.

Trường hợp suy thận bắt nguồn từ nguyên do một bệnh tự miễn nào đó thì có thể phải điều trị suốt đời. Liều lượng bổ sung hóc – môn qua đường thuốc uống cần được chỉ định ở từng giai đoạn cụ thể và tùy vào thể trạng của cơ thể người bệnh.

Suy thượng thận nên làm gì để cải thiện bệnh tốt hơn?

Ngoài ra, một số trường hợp có thể phải chỉ định điều trị thêm bằng bổ sung aldosteron qua đường uống như androgen hoặc florinef. Đây là các thuốc có tác dụng làm cho người bệnh đỡ mệt mỏi và duy trì hoạt động tình dục.

Nếu người bệnh bị suy thượng thận cấp thì nguyên tắc quan trọng nhất là phải điều trị nhanh chóng và tích cực. Bởi lẽ, đây là bệnh có thể đe dọa đến tính mạng khi tụt huyết áp nghiêm trọng, hạ đường huyết hoặc tăng kali máu đến mức nguy hiểm. Trường hợp này, người bệnh cần được chỉ định tiêm hydrocortison vào tĩnh mạch và truyền glucose hoặc natri clorua dạng dung dịch.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra bằng cách:

  • Đeo sẵn ở cổ tay hoặc ở cổ một thẻ có ghi tóm tắt chẩn đoán, điều trị để nếu bất ngờ hôn mê thì bác sĩ sẽ có biết cách phản ứng nhanh hơn.
  • Luôn luôn dự trữ thuốc tại túi, ở nhà, ở nơi làm việc để nhớ uống thuốc đều đặn.
  • Luôn giữ liên hệ với bác sĩ bằng cách đi khám và kiểm tra thường xuyên hoặc giữ liên lạc qua điện thoại để được tư vấn kịp thời.

Trên đây là những thông tin quan trọng trả lời cho thắc mắc suy thượng thận có đáng sợ không. Hy vọng rằng bạn đã tích lũy thêm được những thông tin hữu ích cho mình. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!