Chế độ ăn cho người suy thận là điều rất quan trọng, bởi nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự vận hành của thận. Bệnh nhân nếu có chế độ ăn uống tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp phần kiểm soát được huyết áp, chỉ số cholesterol cũng như hàm lượng khoáng trong cơ thể, giúp quá trình điều trị và bảo tồn chức năng thận thuận lợi hơn.

Chế độ ăn cho người suy thận trong quá trình điều trị

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý là biện pháp bảo tồn các chức năng thận tốt nhất, giúp kéo dài được tuổi thọ cũng như hạn chế được những biến chứng nguy hiểm mà suy thận có thể gây ra.

Suy thận nên ăn gì để mau hồi phục?

Chế độ ăn ít đạm: Chỉ sử dụng dưới 25g đạm/ngày. Chính vì thế mà cần lừa chọn các loại protein có giá trị sinh học cao, đủ acid amin, và chiếm ít nhất 50% lượng đạm hấp thu trong ngày. Những thực phẩm nhóm này bao gồm: Thịt động vật, cá, sữa, trứng…

Chế độ ăn đầy đủ năng lượng: Một người sẽ cần năng lượng khoảng 35-40kcalo/kg/người, chính vì thế mà cần có các thực phẩm bổ xung tinh bột như khoai lang, miến dong, khoai sọ… vì chúng giàu năng lượng nhưng không chứa đạm. Các loại thương thực như gạp, lúa mỳ thì chỉ nên sử dụng dưới 150g/ngày.

Chế độ ăn bổ sung đường: Đường mía, mật ong…

Bổ sung vitamin giúp người bệnh tăng sức đề kháng

Chế độ giàu chất béo: Chỉ nên sử dụng chất béo thực vật như đầu phộng, dầu dừa, dầu oliu…

Chế độ ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất: Dùng các loại rau quả ít đạm như: Bí đao, bí ngô, dọc mùng, su su, đu đủ… tránh các loại rau ngót, rau muống, rau sắng vì chúng có quá nhiều đạm. Ngoài ra các loại trái cây có vị ngọt cũng nên dùng bởi chúng chứa nhiều vitamin C, sắt, axit folic nhằm kích thích tạo máu. Các loại trái cây có vitamin nhóm B – A – E để tăng cường các chất chống ôxy hoá, tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Chế độ ăn cân bằng muối và nước: Thực đơn phải ít phốt phát, ít toan, đủ canxi. Người bệnh cũng nên ăn nhạt, chỉ sử dụng tối đa 2-3g muối/người/. Nếu có sử dụng bột nêm, mì chính thì nên giảm lượng muối đil. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, ví dụ: Cá nhỏ, cá bống, nước ninh xương… và giảm các nhóm thức ăn giàu photpho như nội tạng động vật.

Lượng nước sử dụng trong quá trình ăn và uống bằng với lượng nước thải ra ngày hôm trước, nếu như cơ thể có dấu hiệu phù nề thì nên giảm nước xuống.

Suy thận kiêng ăn gì để tránh làm tổn thương thận?

Ăn ít muối: Việc hạn chế muối là điều tối quan trọng, bởi muối chính là nguyên nhân khiến suy thận trở thành bệnh mãn tính. Nếu sử dụng quá nhiều muối, sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị tích nước dẫn đến tình trạng phù nề, tăng áp lực lên các mạch máu, các nội tạng và gây áp lực nặng nề cho thận. Chính vì thế mà người bệnh suy thận cần phải kiêng muối, không nên sử dụng quá 203g muối mỗi ngày (khoảng ¼ muỗng cafe). Các loại thức ăn nên tránh có thể là: Mắm tôm, nước mắm, thịt hộp, dưa cà muối, thịt hun khói, rau quả đóng hộp, thịt cá khô, các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Mối là điều tối kị với người bị bệnh về thận

Hạn chế Kali và Phốt pho: Thận có thể duy trì được lượng kali và phốt pho cần thiết trong máu bằng cách loại bỏ lượng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nếu thận bị suy yếu, chức năng loại bỏ các chất này sẽ là vấn đề khó khăn. Chính vì thế, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu kali và phốt pho để giảm áp lực cho thận.

Các loại thực phẩm giàu photpho mà người bệnh suy thận nên tránh xa bao gồm: Socola, nước ngọt, sữa chưa, bơ, pho mát, bia, chuối, lạc… Các loại thực phẩm có chứa nhiều kali nên tránh là: cam, mơ, chuối, cà chua, kiwi, dưa hấu, khoai tây…

Giảm lượng protein không cần thiết: Các loại protein sẽ đảm nhiệm chức năng chính trong cơ thể. Nhưng với trường hợp các phân tử protein bị phá vỡ, những chất thải trong máu của thận sẽ được tạo ra một cách không kiểm soát. Khi đó chức năng lọc máu và đào thải độc tố trong máu tăng lên. Do đó, việc kiểm lượng đạm vào cơ thể còn giúp thận hoạt động tốt và ổn định hơn. Các loại thực phẩm giàu protein mà người bệnh suy thận cần kiêng là: Cá hồi, các ngừ, cá bơn, ức gà và thịt bò. Để bù đắp lại, người bệnh có thể ăn: Tôm, đậu phụ… để bù đắp lượng đạm cần thiết.

Giảm lượng chất lỏng vào cơ thể: Bởi khi thận bị suy giảm các chức năng, việc lọc bỏ lượng chất lỏng dư thừa cũng sẽ khó khăn, chính vì thế mà cần giảm lượng nước uống vào nhằm giúp thận thoải mái hơn. Ngoài hạn chế uống nước, người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều nước như canh, súp, dưa hấu, cam, cà chua.

Ngoài ra, bệnh nhân suy thận còn cần tránh một số loại hoa quả như:

  • Dứa (thơm, khóm): Tuy dứa có tác dụng lợi tiểu, nhưng nếu ăn quá nhiều thì có thể các enzym trong dứa sẽ hòa tan casein và hemaleucin, làm giảm đi khả năng làm việc của thận.
  • Dưa hấu: Kali là chất cần kiêng, mà dưa hấu thì lại chứa hàm lượng kali khá cao. Người bình thường có thể ăn dưa hấu mà không có vấn đề gì, nhưng nếu bệnh nhân suy thận ăn sẽ khiến kali máu cao, nặng có thể khiến tim ngừng đập.
  • Chuối: Là loại quả có chứa nhiều kali, natri và phốt pho. Việc ăn chuối nhiều là ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận hành của thận. Một vài biến chứng khi ăn chuối có thể là huyết áp cao, phù nề… rất nguy hiểm.
  • Hoa quả họ cam: Những loại hoa quả này có chưa một lượng lớn vitamin C, chúng khi vào cơ thể sẽ dễ dàng chuyển hóa thành Oxalate khiến tình trạng suy thận càng trở lên nguy hiểm hơn.

Hạn chế dầu mỡ, cay nóng và đồ hộp: Tránh các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, người bệnh có thể ăn những món luộc, nướng, tránh đồ ăn cay, tránh xa các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp,  không ăn thức ăn chua, không ăn các loại nấm…

Tránh xa các loại nước chứa cồn: rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri.

Hạn chế ăn các món: Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ, nội tạng động vật như gan, óc, tim…