Tình trạng suy giảm chức năng thận không chỉ gây nguy hiểm, khiến chi phí cho điều trị tốn kém mà còn gây ra nhiều hệ lụy đến đời sống của nhiều người. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ thông tin cho độc giả về vấn đề suy thận có mấy cấp độ và đặc điểm của từng cấp độ bệnh lý này.

Suy thận có mấy cấp độ?

Suy thận là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thận bị suy giảm chức năng lọc máu, điều hòa chất điện giải, kích thích quá trình tạo ra máu…

Theo các chuyên gia, có 4 tình trạng thận suy yếu khác nhau và mỗi tình trạng có một thuật ngữ y học riêng. Cụ thể:

Bệnh suy thận có mấy cấp độ, giai đoạn
  • Tổn thương thận cấp: Là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng trong thời gian ngắn (thường chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày). Tổn thương thận cấp có thể hồi phục hoàn toàn khi được điều trị kịp thời.
  • Thận suy cấp tính: Là tình trạng thận bị tổn thương cấp tính và người bệnh cần được chỉ định chạy thận nhân tạo để ngăn ngừa biến chứng và bảo toàn tính mạng.
  • Thận suy mạn tính: Là tình trạng thận bị suy giảm chức năng kéo dài từ 3 tháng trở lên, và khó (không) hồi phục.
  • Hư thận giai đoạn cuối: Là tình trạng chức năng thận suy giảm trầm trọng và người bệnh muốn duy trì sự sống thì phải phẫu thuật thay thế thận.

Khi nhắc đến các cấp độ của bệnh suy giảm chức thận thì ta cần nghĩ ngay đến bệnh thận suy mạn tính với 5 giai đoạn phát triển (5 cấp độ) của bệnh. Mỗi cấp độ là đặc trưng cho mức độ tổn thương của thận với những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.

Đặc điểm cụ thể từng cấp độ suy thận

Suy thận độ 1

Đây là cấp độ nhẹ nhất của hiện tượng hư thận mạn với việc xuất hiện tổn thương thận nhưng mức lọc cầu thận ở mức bình thường (hoặc có thể tăng), GER ≥ 90 (ml/phút/1,73m2).

Bệnh thận suy ở giai đoạn đầu thường chưa có nhiều nguy hiểm

Theo các chuyên gia y tế, sau đây là những dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết: Thiếu máu, chán ăn, mỏi mệt, có cảm giác đau tức ở hai bên hố lưng. Ngoài ra, khi xét nghiệm thì có thể thấy chỉ số creatine và ure có trong máu sẽ cao hơn bình thường, tìm thấy hồng cầu trong nước tiểu.

Ở giai đoạn này, nếu người bệnh phát hiện bệnh và tiến hành điều trị thì tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 90%.

Suy thận độ 2

Khi sang đến giai đoạn 2, mức lọc cầu thận giảm nhẹ, GER = 60 – 89 (ml/phút/1,73m2). Khi chụp CT – scan có thể thấy tổn thương thận một cách rõ ràng hơn. Xét nghiệm thấy nồng độ kali trong máu cao.

Thận suy độ 2 và những dấu hiệu của bệnh

Suy giảm chức năng thận độ 2 tuy chưa quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị sai cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng liên quan đến tim mạch. Ngừng tim khi lượng kali trong máu tăng đột biến là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra.

Suy thận độ 3

Ở giai đoạn ba này, mức lọc cầu thận bị giảm đáng kể,  GER chỉ trong khoảng từ 30 – 59 (ml/phút/1,73m2) và chức năng thận đã suy giảm đến 75-80%.

Hư thận cấp độ 3

Khi bệnh chuyển biến sang độ ba, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như: Đau mỏi, nhức nhối tại vùng cơ ở thắt lưng và mạn sườn, khó thở, người mệt mỏi, tay chân bị sưng phù lên do hiện tượng giữ nước của cơ thể, cơ thể xanh xao, nước tiểu có bọt, màu vàng đậm/nâu/đỏ do lẫn máu, đi tiểu nhiều lần bất thường trong ngày, tiểu không hết, lượng nước tiểu nhiều hoặc quá ít…

Đây là giai đoạn nguy hiểm bởi người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: Huyết áp tăng, thiếu máu hoặc loãng xương. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị theo hướng đánh giá, điều trị những biến chứng mà căn bệnh thận này gây nên.

Suy thận độ 4

Đây là giai đoạn gần cuối của bệnh, chức năng thận bị suy giảm và tổn thương đã lên tới 90%.

Khi kiểm tra mức lọc cầu thận chỉ còn rất thấp, GER = 15 – 29  (ml/phút/1,73m2). Đây là giai đoạn rất nguy cấp của bệnh thận suy, người bệnh nếu không được theo dõi chặt chẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Những triệu chứng suy giảm chức năng thận giai đoạn 4

Người bệnh suy giảm chức năng thận độ 4 cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn hẳn các cấp độ trước như: Tăng áp huyết, tiểu đường, suy tim, phù phổi hoặc phù não.

Các triệu chứng điển hình của giai đoạn này là: Người bệnh bị đau bụng dưới ở bên phải hoặc bên trái, đau đầu, sốt cao, tay chân ứ nước sưng phù, buồn nôn/nôn, chuột rút khi ngủ, ăn uống không có cảm giác ngon miệng, cảm thấy trong miệng như có vị kim loại, hơi thở có mùi hôi, tiểu ít hoặc nhiều bất thường, nước tiểu đậm.

Tại giai đoạn này, để duy trì sự sống người bệnh bắt buộc phải lọc máu định kỳ, chạy thận hoặc ghép thận do thận không còn khả năng lọc máu, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể nữa.

Suy thận độ 5

Đây còn được gọi là tình trạng suy giảm chức năng thận giai đoạn cuối. Tại giai đoạn này, chức năng lọc của cầu thận suy giảm trầm trọng với GER <15  (ml/phút/1,73m2), thận mất hoàn toàn chức năng.

Bệnh hư thận giai đoạn cuối

Muốn duy trì sự sống bắt buộc người bệnh phải được chạy thận nhân tạo, chỉ định thay thế thận bằng các phương pháp sau: Ghép thận, thay thận nhân tạo, lọc màng bụng.

  • Ghép thận: Là phương pháp lấy thận của người khỏe mạnh ghép cho người bệnh. Tuy nhiên, chi phí cho một ca ghép thận rất đắt đỏ, hơn nữa không phải ai cũng may mắn tìm được người cho thận phù hợp.
  • Chạy thận nhân tạo: Đây là phương pháp sử dụng máy chạy thận để duy trì sự sống. Mỗi lần chạy thận nhân tạo kéo dài trong 4-6 giờ, một tuần phải chạy 2-4 lần tùy vào tình trạng của người bệnh.
  • Lọc màng bụng: Màng bụng là một màng bán thấm có khả năng cho nước cùng các chất hòa tan đi qua nó. Dựa vào cơ chế này, phương pháp lọc màng bụng ra đời để giúp bệnh nhân thận suy mạn tính có thể lọc được các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Trên đây là các kiến thức trả lời cho câu hỏi suy thận có mấy cấp độ. Hy vọng rằng bạn đọc đã thu nạp thêm được những thông tin hữu ích cho mình. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!