“Nhân cách là gì?” vẫn còn là một khái mà gây tranh cãi trong cả triết học và tâm lý học. Nhân cách mang nhiều sắc thái, cấu trúc khác nhau ở mỗi xã hội và cá nhân Chính vì thế mà bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhân cách ở một số khía cạnh cụ thể.

Nhân cách con người là gì?

Nhân cách là khái niệm chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân, đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định; là chủ thể của các quan hệ người – người, của hoạt động có ý thức và giao lưu. Hiện nay có rất nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách con người trong khoa học tâm lí. Đó là thuyết phân tâm của S.Frued, thuyết siêu phẳng và bù trừ của A.Adler… 

Các nhà tâm lí học theo quan đểm của Mác –xít đều cho rằng khái niệm nhân cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lí. Tuy nhiên điều đó không loại trừ việc mỗi ngành khoa học tiếp cận vấn đề nhân cách theo góc độ của mình, trong số đó có khoa học tâm lí. Rõ ràng là một người sẽ chỉ trờ thành nhân cách kho đã có tâm lí và ý thức. Sau đây là một số định nghĩa về nhân cách của những nhà tâm lí theo quan điểm Mác – xít được sử dụng rộng rãi:

Kevin Wendell Crumb – kẻ có 24 tính cách khác nhau trong Glass

“Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò nhất định.” – A.G.Goovaliôp

“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí đang quy định những hình thức hoạt động và những hành vi có ý nghĩa xã hội” – E.V.Sôrôkhôva

Mặc dù có các định nghĩa khác nhau như trên nhưng các nhà tâm lí học Mác – xít đề thống nhất với nhau ở quan điểm: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”

Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng (nét, thói, tính tình,,,) có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.

Cấu trúc của nhân cách theo quan điểm của tâm lý học hoạt động

Xu hướng

Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó, là một hệ thống những nhân tố thúc đẩy bên trong qui định tính tích cực của con người trong hoạt động của họ.Xu hướng biểu hiện qua các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng…của cá nhân mà nếu tập hợp lại chúng sẽ xác định mục đích cuộc sống của con người.

Nhu cầu

Nhu cầu là những gì mà cá nhân cần được thỏa mãn để sống, để hoạt động. Nhu cầu là biểu hiện của xu hướng về mặt nguyện vọng. Nhu cầu nảy sinh từ mối quan hệ giữa hoàn cảnh bên ngoài với điều kiện bên trong của con người, nó biểu hiện sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh sống cụ thể ấy, chứ không phải nảy sinh từ ý thức hay ý chí chủ quan của cá nhân.

Có một số cách phân loại nhu cầu:

Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần: 1). Nhu cầu vật chất (nhu cầu tự nhiên) là nhu cầu chủ yếu do bản năng sinh ra như ăn, mặc, ở, hương tiện sinh hoạt, bảo toàn nòi giống…; 2). Nhu cầu tinh thần (nhu cầu xã hội)chủ yếu do tâm lý tạo nên nói lên bản chất xã hội của con người.

Hứng thú

Hứng thú là sự xuất hiện sự chú ý đặc biệt của con người đến một đối tượng nào đó, là sự khao khát của con người muốn tiếp cận đến đối tượng nhu cầu để đi sâu tìm hiểu. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân đối với sự vật và hiện tượng xung quanh. Hứng thú giúp cho con ngườI hăng say làm việc, quên mệt mỏi, là một nhân tố kích thích hoạt động của con người, kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo.

Muốn cho nhân viên có hứng thú làm việc phải:

  • Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của công việc đối với công ty và với bản thân họ.
  • Làm cho họ hiểu rõ cách thức thực hiện công việc đó.

Thế giới qua

Thế giới quan là hệ thống quan điểm của cá nhân về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của người ấy. Nó quyết định những phẩm chất và phương hướng phát triển của nhân cách.

Lý tưởng

Lý tưởng “Chính là cái mà vì nó người ta sống, dưới ánh sáng của nó người ta hiểu được ý nghĩa của cuộc đời mình”.

Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, mẫu mực và hoàn chỉnh có tác động lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong suốt thời gian dài hoặc cả đời người. Lý tưởng là sự hoà hợp của các hoạt động nhận thức, tình cảm và ý chí. Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn, lại mang tính lịch sử xã hội và tính giai cấp.

Nhân cách là toàn bộ các giá trị mà con người đạt được trong sự trưởng thành xã hội

Những giá trị đó gắn liền với những chức năng và vị thế của con người trong các quan hệ xã hội mà nó biểu hiện ra bằng hoạt động, với tất cả sự phong phú và toàn vẹn của đời sống cá nhân trong môi trường xã hội, trong sự phát triển của cá nhân và xã hội.

Nhân cách con người thể hiện qua nhiều sắc thái

Đạo đức cũng như năng lực là những thành phần chủ yếu của cấu trúc nhân cách, nhưng chỉ riêng đạo đức hay năng lực không đủ để xác định một nhân cách. Nói đạo đức là yếu tố quan trọng hàng đầu là gốc, là cái quyết định của nhân cách không có nghĩa là đồng nhất đạo đức với nhân cách, coi nhân cách chỉ là đạo đức. Cần phải khắc phục một quan niệm đơn giản khi lược quy nhân cách vào mặt duy nhất là đạo đức, cũng như đồng nhất học vấn với văn hoá như vẫn thường thấy khi đánh giá sự phát triển của cá nhân về mặt học vấn, học thức. Mặt khác, nếu tách rời đạo đức với năng lực, tuyệt đối hoá đạo đức mà xem nhẹ năng lực, hoặc cho rằng dường như những hạn chế, yếu kém, thiết hụt về năng lực có thể được bù trừ, châm chước bằng phẩm chất đạo đức, thì đó sẽ là một quan niệm không đúng về nhân cách. Ngược lại, đề cao năng lực đến mức xem năng lực là tất cả, chỉ cần rèn luyện năng lực để làm việc, còn đạo đức không có vai trò quyết định… thì quan niệm đó càng sai lệch nhiều hơn. Đó là những biểu hiện khác nhau của cách hiểu phiến diện, siêu hình về nhân cách.

Trên thực tế, đạo đức chi phối và quyết định năng lực, đồng thời đạo đức phải biểu hiện qua năng lực, tác dụng và hiệu quả của năng lực trong hoạt động.

Đạo đứcnăng lực phải được hình dung cụ thể trong công việc và trong các quan hệ mà con người phải giải quyết và ứng xử hàng ngày, tức là trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Thông qua những công việc và quan hệ đó, con người tỏ rõ mình đã làm được những gì, đã sống như thế nào giữa những người khác, nhờ đó mà nhân cách cá nhân của nó được định bơm và cũng có thể tự đánh giá. Phải thông qua những đánh giá xã hội thì nhân cách cá nhân mới có tính hiện thực. Tính hiện thực đó biểu hiện ở ảnh hưởng và uy tín mà người này có được ở người khác, trong những người khác và ngược lại.

Mỗi cá nhân là một chủ thể mang nhân cách của mình, đồng thời là đối tượng; khách thể được đánh giá về nhân cách bởi một chả thể khác, bởi cộng đồng xã hội.

Hiểu đơn giản thì nhân cách con người thông thường sẽ được thể hiện qua hành động, đạo đức, năng lực và thái độ của các nhân. Mọi thông tin đóng góp và câu hỏi vui lòng để lại dưới phần bình luận bên dưới. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.