Thận nắm giữ trọng trách lọc máu, đào thải độc tố và chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Do vậy, thận suy giảm chức năng là điều vô cùng nguy hiểm. Sau đây là một số cách kiểm tra thận yếu chuẩn xác nhất theo gợi ý từ chuyên gia.

Cách kiểm tra thận yếu

Mẹo kiểm tra ngay tại nhà

Đây là cách kiểm tra thận yếu vô cùng đơn giản mà bạn có thể tiến hành thực hiện ngay tại nhà.

Cách tiến hành: Chuẩn bị 1 ly nước sạch, sau đó lấy một ít nước tiểu đổ vào đó. Nếu thấy nước trong ly vẫn còn trong thì chức năng thận của bạn vẫn bình thường. Nếu thấy ly nước chuyển sang vẩn đục hoặc có váng như váng mỡ nổi lên mặt nước thì chứng tỏ thận đang có vấn đề.

Cách kiểm tra thận yếu hiệu quả tại nhà thông qua các dấu hiệu đặc trưng của bệnh

Kèm theo đó, bạn theo dõi xem cơ thể mình có xuất hiện những triệu chứng sau không:

  1. Đi tiểu đêm nhiều hơn 3 lần mặc dù chế độ uống nước vẫn như bình thường.
  2. Tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt.
  3. Rụng tóc.
  4. Sưng mắt khi mới ngủ dậy.
  5. Đau mỏi, tê bì chân, lưng.
  6. Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, ngủ chập chờn không sâu giấc.
  7. Suy giảm trí nhớ, làm việc thiếu tập trung.

Nếu mắc phải những triệu chứng trên, khả năng cao bạn đã mắc bệnh mà không hề hay biết.

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm không thể thiếu để giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác xem bạn có bị mắc chứng thận yếu hay không. Chỉ số protein dư thừa trong nước tiểu chính là một trong những biểu hiện của thận hư.

Xét nghiệm máu

Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng thận của bạn có đang suy giảm chức năng hay không. Cụ thể:

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biết giúp nhận định bệnh rõ ràng và chính xác

Độ lọc cầu thận (GFR): Đo lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian. Độ lọc cầu thận được tính toán từ mức độ creatinine huyết thanh kết hợp với cân nặng, giới tính, độ tuổi, kích thước cơ thể,…

  • GER > 90: Giá trị bình thường.
  • GER < 60: Thận đang bị suy giảm chức năng.
  • GER < 15: Suy thận đã tiến triển tới giai đoạn cuối và cần phải can thiệp ngay bằng các biện pháp lọc máu hoặc ghép thận.

Nồng độ Creatinine huyết thanh:

  • Với nữ giới: >1,2
  • Với nam giới: >1,4

Là dấu hiệu của thận yếu. Nồng độ Creatinine huyết thanh càng tăng cao thì càng chứng tỏ chức năng thận của bạn càng bị suy giảm nhiều.

Chỉ số BUN ((Blood Urea Nitrogen): Đây là xét nghiệm đo lượng ure nitrogen trong máu. Nếu nồng độ ure nitrogen cao (Lớn hơn mức 6-24 mg/dL tương đương với 2,5-8 mmol/L) thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo thận đang gặp vấn đề.

Sử dụng điện giải đồ

Khi thận bị suy yếu, nhiệm vụ cân bằng chất điện giải trong cơ thể không được thực hiện tốt dẫn đến việc bị rối loạn. Do vậy, mục đích của điện giải đồ là để kiểm tra xem mức Sodium (Natri), Potasium (kali) ở trong máu có đang gặp vấn đề hay không. Thông thường, các chỉ số điện giải đồ của người khỏe mạnh sẽ ở mức:

  • Sodium (Natri): 135-145 mmol/L.
  • Potasium (kali): 3,5- 4,5 mmol/L.
  • Canxi máu: 2.2-2.6 mmol/L.
Sử dụng phương pháp điện giải đồ

Đối với bệnh nhân mắc chứng thận yếu:

  • Lượng natri có thể sẽ nhỏ hơn mức bình thường do natri thất thoát qua da, qua đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể tăng do thận không đào thải được hết nước dư thừa. Nếu natri trong máu mất cân bằng, người bệnh có thể nhận biết bằng cách dựa vào các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, co giật, hôn mê, người lừ đừ, mệt mỏi,…
  • Lượng Kali trong máu tăng do thận vì suy giảm chức năng mà không thể đào thải được kali dư thừa ra khỏi cơ thể. Triệu chứng có thể gặp phải khi nồng độ kali quá cao trong máu: mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, rối loạn nhịp tim.
  • Canxi trong máu giảm so với mức bình thường, đồng thời lượng photphat tăng. Rối loạn canxi khiến người bệnh cảm thấy co cứng cơ, xương khớp lỏng lẻo, không dẻo dai, chắc khỏe, có thể gây rối loạn nhịp tim và co giật.

Dựa vào kết quả của những xét nghiệm trên, các bác sĩ sẽ có kết luận chính xác xem bạn có đang mắc chứng thận bị suy yếu hay không.

Một số lưu ý dành cho người bệnh

Những thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng và hoạt động của thận. Do vậy, bạn cần lưu ý, tránh xa những thói quen xấu nếu không muốn chức năng thận càng ngày càng suy giảm:

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Bia rượu và chất kích thích chính là những độc tố vô cùng nguy hiểm làm gia tăng áp lực cho thận và khiến tình trạng thận yếu trở nên đáng lo ngại hơn. Chúng sẽ làm rối loạn chất điện giải trong cơ thể, thay đổi cân bằng PH, tích lũy độc tố trong cơ thể, suy giảm chức năng đào thải của thận. Do vậy, hãy ngừng sử dụng rượu bia ngay nếu không muốn thận bị phá hủy.

Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê

Kiểm soát cân nặng của mình

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, bệnh béo phì có liên quan mật thiết đến bệnh thận suy, thận yếu. Trọng lượng cơ thể nặng sẽ làm gia tăng áp lực cho thận. Đồng thời, béo phì còn khiến cho các bệnh về huyết áp, tiểu đường tiềm ẩn nguy cơ tái phát lại cao.

Hạn chế đạm, phốt pho vào cơ thể

Khi nồng độ phốt pho và đạm đã tồn tại ở trong máu quá nhiều do thận không thể lọc và đảo thải chúng ra ngoài cơ thể, thì việc bạn bổ sung thêm các loại thực phẩm này chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa”. Do vậy, hãy hạn chế nhóm thực phẩm giàu đạm và phốt pho như thịt gia súc, gia cầm thịt đỏ,…

Không sử dụng đồ uống có ga

Dẫu biết rằng nước ngọt có ga có một sức hút không nhỏ tạo cho bạn cảm giác sảng khoái, tươi mát mỗi khi sử dụng. Tuy nhiên, loại nước này sẽ khiến lượng protein gia tăng trong nước tiểu, làm tổn thương thận.

Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng các loại nước tốt cho cơ thể và thận như nước ép hoa quả, nước rau củ, nước râu ngô, nước đậu đen…Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng các loại nước này mọi người có thể tham khảo bài viết “thận yếu nên uống gì và không nên uống gì” để cải thiện bệnh tốt hơn.

Sử dụng thuốc hợp lý

Thuốc giảm đau không chỉ có hại cho dạ dày mà còn làm tổn hại đến các mô thận, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan của thận. Đây chính là nguyên nhân khiến thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận, thận yếu.