Thận là cơ quan có chức năng chính là lọc máu, loại bỏ chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể để duy trì sự sống cho chúng ta. Nếu một người bị suy thận, các chức năng sẽ bị ảnh hưởng và dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị suy thận tốt nhất? Cùng tìm hiểu nhé!

Suy thận là gì?

Bệnh suy thận (CKD) hay sự tổn thương ở thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Nguyên nhân rất đa dạng, có thể do các bệnh lý bên trong, hoặc cũng có thể do tác động vật lý từ bên ngoài làm thận bị tổn thương.

Khi thận bị tổn thương, việc lọc máu, điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, tạo máu và tổng hợp vitamin D cho cơ thể đều bị ảnh hưởng, ở giai đoạn cuối, thận có thể mất hoàn toàn các chức năng này. Lú này người bệnh cần phải được điều trị tích cực bằng phương pháp lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Bệnh suy thận mang lại nhiều bất ổn cho cơ thể

Thực tế, thuật ngữ suy thận thường gây hiểu lầm cũng như không cung cấp đủ thông tin cho người không có chuyên môn. Trong ý học, bệnh này được gọi đầy đủ là: Tình trạng suy giảm chức năng thận. Được chia làm 2 loại là: Suy thận cấp tính (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn tính (bệnh thận mạn).

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết suy thận?

Thông thường, các triệu chứng của suy thận không có biểu hiện rõ ràng, nhất là suy thận mạn tính. Các dấu hiệu thường bị nhầm với các bệnh khác nên người bệnh thường rất chủ quan, không để tâm khiến bệnh tiếp tục phát triển tới các giai đoạn nặng hơn, mức độ nguy hiểm và điều trị cũng khó hơn.

Các triệu chứng suy thận có thể thấy được là:

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa không rõ nguyên nhân
  • Lượng nước tiểu thất thường
  • Cảm thấy không thoải mái
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Chán ăn
  • Nước tiểu có nhiều bọt, lâu tan
  • Ngứa da, nổi nhiều mụn nhọt, ban đỏ

Các triệu chứng buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn rất dễ nhầm với các bệnh thông thường khác, chính vì thế mà thường bị bỏ qua, khiến bệnh dần phát triển sang giai đoạn nặng hơn.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, máu để có thể đưa ra đánh giá và nhận xét về chức năng thận.

Một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện siêu âm để có thể đánh giá được tình trạng thận, xem có các dấu hiệu của sự tắc nghẽn do sỏi không. Hoặc có thể sinh thiết để tìm nguyên nhân tổn thương thận để có thể đưa ra cách khắc phục hợp lí và kịp thời nhất.

Nguyên nhân gây suy thận

Suy thận có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm những nguyên nhân từ bên trong (nội sinh) như hội chứng thận hư hoặc lẫn các nguyên nhân từ bên ngoài (ngoại sinh). Các nguyên nhân gây bệnh có thể bao gồm:

Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới suy thận
  • Đái tháo đường: Cả típ 1 và 2 đều có thể dẫn tới suy thận bởi nếu có quá nhiều đường trong máu, sẽ khiến cho bộ lọc nhỏ ở nhận dễ bị hỏng hơn.
  • Cao huyết áp: Tình trạng này kéo dài có thể khiến các mạch máu ở thận trở lên căng thẳng, khiến các hoạt động bị đình trệ sau đó dẫn đến suy thận.
  • Cholesterol cao: Đây có thể được coi là nguyên nhân phổ biến nhất. Việc mở tích tụ trong máu sẽ rất khó cho thận có thể hoạt động trơn tru.
  • Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn có thể làm tổn thương thận một cách nhanh chóng.
  • Bệnh về hệ thống miễn dịch: Ví dụ như lupus, lao, HIV/AIDS…
  • Các bệnh do virus: Viêm gan B, viêm gan C
  • Viêm nhiễm niệu đạo, viêm bể thận: Gây ảnh hưởng và làm tổn thương thận trầm trọng.
  • Viêm cầu thận: Đây là đơn vị thực hiện hầu hết các chức năng quan trọng ở thận.
  • Thận đa nang: Tình trạng di truyền này là tăng trưởng nhanh trong các u nang, khiến thận bị ảnh hưởng và tổn thương nặng nề.
  • Tắc nghẽn niệu đạo: Đây là nguyên nhân chính khiến thận ứ nước, nếu tình trạng xảy ra lâu và thường xuyên sẽ làm tổn thương thận và khiến thận bị suy nhanh chóng.
  • Do nhiễm độc hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc: Những người lạm dụng thuốc hoặc thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs), nhiễm độc trị hoặc sử dụng ma túy… đều có nguy cơ bị suy thận rất cao, gấp nhiều lần so với người không dùng.

Các cấp độ và mức độ suy hiểm của suy thận

Suy thận có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Thời gian ủ bệnh, các biến chứng khác và mức độ tổn thương các tế bào thận. Cụ thể, mức nguy hiểm sẽ tăng dần theo các cấp độ của suy thận. Như sau:

  • Suy thận độ 1:

Khi mới bị suy thận, tuy không có dấu hiệu rõ rệt, bệnh sẽ không được phát hiện cho tới khi đi khám. Ở giai đoạn 1, thận vẫn hoạt động khá tốt, không có ảnh hưởng nào nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.

  • Suy thận độ 2:

Sau khi tiến triển sang giai đoạn 2, các triệu chứng dần biểu hiện ra bên ngoài, nhưng chưa thật sự rõ nét. Có thể mệt mỏi do thiếu máu nhẹ, hay bị chóng mặt và đau thắt lưng. Ở giai đoạn này, huyết áp và chỉ số kali đổi khi tăng bất thường.

  • Suy thận độ 3:

Ở giai đoạn này, các dấu hiệu đã xuất hiện rõ rệt, cơ thể người bệnh suy yếu nhanh hơn

Bước sang thời kỳ suy thận độ 3, sức khỏe bệnh nhân bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Lúc này người bệnh sẽ thấy người mệt mỏi, nước tiểu có màu lạ, nhiều bọt và lâu tan. Nguyên nhân là bởi thận đã bị tổn thương nặng, lượng tế bào ngừng hoạt động lên tới 40-60%.

  • Suy thận độ 4

Đây là mức độ rất nguy hiểm, lượng tế bào ngừng hoạt động đạt ngưỡng 60-80%, tức là khả năng thực hiện chức năng của thận rất yếu. Cả cơ thể phải chịu ảnh hưởng nặng nề, ngừi bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu chạy thận, lọc máu để có thể duy trì sự sống.

  • Suy thận giai đoạn cuối – độ 5

Là giai đoạn nặng nhất, nguy hiểm nhất, tức là mức lọc của cầu thận chỉ còn dưới 10ml/phút. Ở giai ddaonj này chẳng khác gì thận đã ngừng hoạt động, không còn khả năng thực hiện các chức năng vốn có nữa. Để có thể tiếp tục sống, người bệnh buộc lòng phải chạy thận hoặc thay thế thận bằng phương pháp ghép nhận.

Suy thận có chữa được không?

Suy thận có thể chữa được hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như cơ địa mỗi người, do nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương thận….

Suy thận cấp thường chỉ diễn ra trong vài giờ, vài ngày và có thể hoàn toàn bình phục hoặc một phần các chức năng thận nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý.

Nhưng nếu là suy thận mạn, quá trình phát triển bệnh quá lâu khiến cho tế bào thận chết dần, không thể hồi phục được các chức năng. Những biện pháp điều trị chỉ mang tính phòng ngừa và điều trị các biến chứng, ngăn ngừa suy thận phát triển nặng hơn mà thôi. Khi các chức năng thận giảm còn 90%, người bệnh lúc này đã bị suy thận quá nặng, cần được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Suy thận chữa được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Hầu hết bệnh thận đều có khả năng làm tổn thương tới các cầu thận (nephron – một đơn vị cấu trúc trong thận). Các tổn thương này có thể được chữa lành hoặc loại bỏ ra khỏi cơ thể. Nếu không được chữa trị sớm, cứ để chúng tiếp tục tiến triển sẽ dẫn tới việc thận bị tổn thương nặng và ngừng hoạt động hoàn toàn. Việc các chức năng của thận ngừng hoạt độn có thể dẫn tới tử vong, nên rất nguy hiểm.

Các biến chứng có thể xảy ra khi suy thận bao gồm:

  • Tích nước trong cơ thể, khiến cho người bệnh có hiện tượng bị phù nề.
  • Chỉ số kali máu tăng, huyết áp cao bất thường, đôi khi khiến tim ngừng đập.
  • Mắc các bệnh tim mạch
  • Xương yếu và dễ gãy
  • Thiếu máu nặng
  • Yếu sinh lý, giảm ham muốn tình dục
  • Hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng, gây mất tập trung, hay quên, co giật…
  • Hệ miễn dịch yếu, cơ thể người bệnh dễ mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ở giai đoạn cuối, các chức năng của thận bị ngưng trệ, bởi các tế bào bị tổn thương hoặc chết quá nhiều. Chính vì thế mà người bệnh sẽ chết trong một thời gian ngắn nếu không được chạy thận, lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận.

Chạy thận nhân tạo và ghép thận là cách phổ biến nhất để có thể duy trì được sự sống cho người bệnh hiện nay.

Hiện nay, số người ở nước ta bị suy thận là khoảng 7 triệu người, và trong đó có khoảng 20% bắt đầu bước vào giai đoạn cuối, cần lọc máu và ghép thận.

Nếu người bị suy thận không có điều kiện ghép thận, có thể tiến hành chạy thận định kỳ khoảng 3 lần/tuần có thể kéo dài từ 5-10 năm, một số trường hợp lên tới 20 đến 30 năm thọ.

Nếu có điều kiện ghép thận, vấn đề huyết thống và nguồn gốc thận ghép sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của người được ghép. Nếu thận cho từ người cùng huyết thống thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 95-98%, trên 10 năm là 75-85% và trên 20 năm là 50% tùy cơ địa mỗi người.

Muốn kéo dài thời gian sống của người bệnh suy thận, việc điều trị đạt hiệu và cũng như giảm đi số lần chạy thận tối đa, người bệnh phải chú ý tuân thủ các yêu cầu, chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Đặc biệt có chế độ ăn kiêng phù hợp, lối sống lành mạnh, tập thể thao nhẹ thường xuyên…

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận

Với kỹ thuật cao của nền ý học tiên tiến, các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh suy thận khi khai thác lâm sàng, làm các xét nghiệm máu để đo chỉ số Creatinin và Ure để đưa ra kết luận.

  1. Chẩn đoán xác định

Các tiêu chuẩn để chẩn đoán suy thận được xác định dựa vào một vài nguyên nhân cấp tính dẫn đến bệnh suy thận, ví dụ: Nhiễm độc, viêm cầu thận, ngộ độc kali nặng… cùng các biểu hiện như: Thiểu niệu, vô niệu, rối loạn thăng bằng kiềm toan, chỉ số creatinin và ure tăng…

  1. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt sẽ giúp xác định suy thận dựa vào các triệu chứng, bao gồm:

  • Tăng ure: Do lượng đạm được hấp thụ vào cơ thể quá nhiều.
  • Xuất huyết dạ dày
  • Sử dụng corticoid hoặc tetracyclin
  • Nồng độ Creatinin máu tăng: Là dấu hiệu chắc chắn suy thận.
  • Tiền sử mắc các bệnh về hệ tiết niệu – tiền liệt
  • Suy tim, huyết áp cao bất thường
  • Kết quả siêu âm cho thận thận có kích thước nhỏ hơn bình thường…
  1. Chẩn đoán biến chứng

Các biến chứng cũng có thể là tiêu chuẩn để chẩn đoán người đó có mắc bệnh suy thận không, ví dụ như:

  • Thiếu máu: Mức độ thiếu máu tỉ lệ thuận với mức độ nặng nhẹ của bệnh suy thận. Bởi như đã nói, thận có chức năng kích thích sản sinh hồng cầu trong cơ thể.
  • Mắc bệnh tim mạch: Các vấn đề tim mạch có thể bắt nguồn từ hội chứng suy thận, đặc biệt là tăng huyết áp, suy tim và rối loạn nhịp tim… đặc biệt là ở giai đoạn thiểu niệu, vô niệu. Một vài trường hợp tim ngừng đập do lượng kali trong máu tăng quá cao.
  • Tiêu hóa: Suy thận cũng là nguyên nhân của một số bệnh về đường tiêu quá, đơn cử là: Viêm loét dạ dày, viêm tụy, xuất huyết dạ dày… khiến cho bệnh phát triển nhanh và tỉ lệ tử vong cũng tăng.
  • Hệ thần kinh: Việc tăng ure máu ở mức cao có thể gây rối loạn thần kinh cơ, làm người bệnh không thể tập trung, hay bị ù tai, đau đầu, đôi khi co giật và bị hôn mê.
  • Vấn đề chuyển hóa: Bệnh nhân suy thận rất dễ bị mất nước, rối loạn điện giải kèm các biểu hiện như: Tăng P, tăng Ca, tăng Mg, tăng C₅H₄N₄O₃ trong máu… Những vấn đề này nếu không được kiểm soát có thể dẫn tới tử vong.

Chuyển hoá: Người bị suy thận rất dễ mất nước và rối loạn điện giải với biểu hiện: Tăng phospho, tăng calci máu, tăng magie máu, tăng acid uric,… Nếu không được điều trị sớm và theo dõi chặt chẽ, người mắc có thể tử vong.

Điều trị suy thận

Tùy thuộc và nguyên nhân và tình trạng người bệnh mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị suy thận khác nhau. Người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị bằng thuốc Nam, Đông y hay Tây y, nhưng nên nhớ rằng phải tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ.

Tây y chữa suy thận

Trong Tây y, việc điều trị suy thận chủ yếu là điều trị nội khoa, tức là sử dụng thuốc cùng với chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần chính trong phác đồ điều trị. Người bệnh nên hạn chế đồ ăn giàu đạm, các loại trái cây có hàm lượng kẽm và kali, photpho cao…

Đối với trường hợp suy thận giai đoạn 4, giai đoạn 5 (giai đoạn cuối) thì việc chạy thận và ghép thận được ưu tiên áp dụng để người bệnh có thể tiếp tục cuộc sống.

Chạy thận là phương pháp điều trị suy thận phổ biến hiện nay
  • Ghép thận: Đây là phương pháp sử dụng thận của người khỏe mạnh hoặc chết não hiến tặng. Tuy phương pháp này được cho là tốt nhất, nhưng việc tìm được người hiến và thận phù hợp với người được hiếm là vô cùng khó khăn, cùng với đó là chi phí phẫu thuật cũng rất cao. Ngoài ra, người ghép thận cũng phải đối mặt với nguy cơ đào thải sau ghép thận, cùng rất nhiều các tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép thận.
  • Chạy thận nhân tạo: Đây là phương pháp tối ưu thứ 2, lúc này người bệnh cần phải đến bệnh viện từ 2-4 lần/ tuần, mỗi lần cần thực hiện trong 4-6 giờ đồng hồ, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Không những thế, trong thời gian chạy thận, người bệnh phải hạn chế uống nước, không sử dụng đồ ăn, hoa quả có nhiều đạm, kali. Ngoài ra, việc sử dụng chung máy lọc thận nhân tạo với nhiều người có thể dẫn tới lây nhiễm viêm gan B, C khá cao.
  • Lọc màng bụng: Đây là phương pháp sử dụng các tấm màng bán thấm, giúp cho nước và các chất hòa tan có thể đi qua. Người ta đã lợi dụng cơ chế này để có thể lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Cách chữa suy thận này khá đơn giản, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng để tự làm tại nhà hàng ngày. Mỗi tháng người bệnh chỉ cần đến bệnh viện 1 lần để tái khám định kỳ và nhận dịch. Người bệnh có thể tự do sắp xếp thời gian đi khám một cách linh hoạt, và có thể ăn bù rau và những loại trái cây để bù lại lượng kali bị mất trong quá trình sử dụng màng lọc, từ đó khiến chất lượng cuộc sống người bệnh được cải thiện rõ rệt. Nghe có vẻ tiện lợi và dễ dàng thực hiện, nhưng người bệnh muốn thực hiện phương pháp này sẽ luôn có một ống thông ở trên người, khiến cho tỉ lệ bị nhiễm trùng rất cao, nhất là người lớn tuổi sẽ rất bất lợi.

Bài thuốc Nam chữa suy thận hiệu quả

Đối với bệnh nhân đã tới giai đoạn mãn tính, thì nên sử dụng biện pháp điều trị bằng thuốc Nam, cách này sẽ an toàn và dễ thực hiện hơn, chi phí cũng không đắt đỏ, mà lợi ích ngăn ngừa các biến chứng và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh cũng rất tốt. Dưới đây là bài thuốc Nam tử cây nhọ nồi và đỗ đen có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị suy thận.

Bài thuốc chữa suy thận từ cây nhọ nồi và đỗ đen

Đỗ đen và nhọ nồi là những vị thuốc rất lành tính

Nguyên liệu cần có rất đơn giản, bạn chỉ cần một nắm lá nhọ nồi, nửa lạng đỗ đen. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ có tác dụng tốt cho người bị suy thận nhẹ. Phương phá này sẽ có tác dụng tốt nhất khi bạn áp dụng ngay lúc phát hiện ra bệnh.

Cách làm: Lá nhọ nồi được làm sạch, đem thái nhỏ rồi sao vàng lên. Mỗi ngày, bạn đem khoảng 30gr lá này cùng với 40gr đỗ đen, nấu trong 15 phút. Bạn có thể sử dụng nước này để uống thay nước lọc hàng ngày, sẽ thấy được các triệu chứng thiểu niệu, bí tiểu ở suy thận giảm dần.

Chữa suy thận bằng khí công

Sử dụng bài tập khí công để điều trị suy thận cũng có những hiệu quả nhất định. Phương pháp này giúp cho người bệnh có thể khai thông dòng năng lượng để phục hồi sự điều hòa và giúp cân bằng thận âm – dương. Từ đó, làm cho các dòng khí huyết được lưu thông, thúc đẩy quá trình sinh hóa, chuyển hóa tự tạo ra được các khả năng tự điều trị. Một số bài tập khí công được nhiều người thực hiện và có hiệu quả bao gồm:

  • Kết nối tâm thận: Người thực hiện ngồi thẳng ở nơi yên tĩnh, vận khí đan điền (nằm ở dưới khoang bụng) giúp cho tâm thận được nghỉ ngơi thư giãn. Sau đó hít sâu để vấn khí dương huyệt đan điền, tiếp đó là thwor ra để có thể đẩy lượng khí sang huyệt mệnh môn. Mỗi lần cần thực hiện khoảng 20 lần là được.
  • Thông chu thiên: Người tập phải thực hiện việc hít vào từ ấn đường, sau đó chuyển sang huyệt mệnh môn, thực hiện lặp lại động tác này nhiều lần sẽ có lợi ích là làm lưu thông khí huyết từ cột sống tới não bộ của người bệnh.

Bài thuốc Đông y chữa suy thận.

Đông y thường sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên, nên rất an toàn mà hầu như không để lại tác dụng phụ cho người bệnh. Các bài thuốc Đông y ngoài bồi bổ cơ thể, mà còn tập trung vào điều trị từ căn nguyên gây ra bệnh hơn là chữa các triệu chứng của bệnh. Cũng vì thế mà cần nhiều thời gian trong quá trình điều trị hơn, nhưng cách này lại rất khó để tái phát nếu như đã được trị khỏi, nếu người bệnh thực hiện nghiêm ngặt và kiêng khem theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Đông y có những bài thuốc trị bệnh thận rất hiệu quả

Chính điều đó đã khiến nhiều người bệnh tìm tới phương pháp điều trị suy thận bằng Đông y. Nó vừa hiệu quả, không tác dụng phụ lại có tỉ lệ tái phát cực kỳ thấp, lại có tác dụng bồi bổ cơ thể cho người bệnh.

Tuy Đông y tốt là vậy, nhưng bệnh nhân suy thận cần cân nhắc kỹ trước lựa chọn của mình. Bởi ngày nay, có rất nhiều người đã lợi dụng sự tin tưởng của người dân với Đông y mà tạo ra các sản phẩm giả, kém chất lượng để bán cho người tiêu dùng. Việc chữa bệnh suy thận bằng Đông y là tốt, nhưng chọn nhầm “mặt” để “gửi vàng” thì sẽ mang lại hậu quả rất nghiêm trọng. Lúc ấy bệnh không những không thuyên giảm mà có thể còn có diễn biến tệ hơn, rất nguy hiểm.

Người bệnh có thể tới các nhà thuốc YHCT chất lượng, uy tín mà nhiều người tin dùng, có bằng cấp và chứng chỉ hoạt động rõ ràng. Đặc biệt là nơi sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng đã được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Đừng để sự tin tưởng đặt nhầm chỗ chỉ vì một chút bất cẩn, cần tỉnh táo khi lựa chọn nơi điều trị.

Phòng ngừa suy thận như thế nào?

Từ nguyên nhân, các chuyên gia cũng đã đưa ra được các cách để phòng ngừa bệnh suy thận. Phải chú ý tới cả chế độ ăn cũng như thói quen sinh hoạt để có thể tránh được các rủi ro một cách tối đa. Các cách phòng tránh bao gồm:

Xác định được nguyên nhân của bệnh thì các chuyên gia cũng chỉ ra những cách phòng ngừa suy thận hiệu quả:

Thường xuyên tập thể dục

Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ tuần hoàn máu, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, sức bền dẻo dai hơn, từ đó cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh. Thể dục  thể thao là tốt, nhưng chúng ta tuyệt đối không nên tập quá sức, cần chú ý xem sức của chúng ta tới đâu để có những bài tập phù hợp, tránh ảnh hưởng tới xương khớp cũng như các mô mềm và các nhóm cơ.

thể dục thể thao là biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, khả năng trao đổi chất cũng tốt hơn, khả năng hoạt động của thận cũng tốt hơn và làm việc dễ dàng hơn. Nhưng bạn cũng không nên uống nhiều nước quá, mỗi người nên uống khoảng 2l nước mỗi ngày là quá đủ rồi.

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là điều tối quan trọng để có một sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh. Việc có tạo cho mình thói quen ăn đủ rau xanh, ít chất béo, ít đường sẽ giúp cho thận hoạt động dễ dàng hơn, tránh được huyết áp cao, tiểu đường… Tuyệt đối không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…

Không được quá lạm dụng thuốc

Nếu lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi, không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Không những thế, việc sử dụng thuốc quá đã sẽ làm cho hệ miễn dịch đề kháng của bạn suy giảm nhanh chóng, ngoài ra còn làm giảm khả năng thực hiện công việc của thận. Chính vì thế, tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi không cần thiết để thận không bị tổn thương.

Bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin

Vitamin và khoáng chất sẽ giúp cho cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, đồng thời giúp phục hồi chức năng thận, giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh…

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Nên đi khám ít nhất 2 lần/năm để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu và bệnh ở ngay giai đoạn đầu, tránh những rủi ro không đáng có. Khi đi khám, bác sĩ sẽ cho lời khuyên và cách phòng ngừa các tổn thương thận một cách hợp lý và tốt nhất.

Lưu ý: Nội dung bài viết chỏ mang tính chất tham khảo, để có được lời khuyên tốt nhất, bạn nên tới các trung tâm y tế để gặp các chuyên gia sức khỏe có chuyên môn tốt nhất.