Suy thận độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong cả 5 cấp độ của bệnh suy thận. Mọi người vẫn luôn thắc mắc rằng suy thận độ 1 nguy hiểm tới mức nào, nhưng cũng có một số người lại thờ ơ với các triệu chứng và xem thường giai đoạn sớm của bệnh. Vậy nên bài viết này sẽ nói rõ chi tiết về bệnh để các bạn có cái nhìn khách quan, tổng thể về bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng suy thận độ 1

Suy thận độ một là giai đoạn sớm của bệnh, vào lúc này các chức năng chỉ bị suy giảm nhẹ, thận không bị tổn thương nhiều. Bởi vậy mà các dấu hiệu sớm của suy thận độ 1 là không được biểu hiện rõ ràng. Lúc này người bệnh chỉ có cảm giác chán ăn, hơi chóng mặt và choáng váng do thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, đôi khi có cảm giác đau tức nhẹ ở hố lưng… những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, ít được người bệnh để ý và quan tâm.

Ngoài ra, còn có một số cách nhận biết suy thận độ 1 bằng các biện pháp y tế nội khoa như: Đo lường chỉ số Creatine và Ure máu, nếu có dấu hiệu cao hơn mức bình thường, thì có thể bạn đã bị suy thận. Nếu kiểm tra bằng hình ảnh với các phương pháp chụp CT-scan hoặc siêu âm sẽ có thể phát hiện được thận có bị tổn thương hay không. Không như thế, các triệu chứng lâm sàng cũng không có rõ ràng cho nên việc chẩn đoán bệnh suy thận sớm rất khó khăn.

Suy thận độ 1 có chữa khỏi được không?

Vì là giai đoạn còn nhẹ, nên bệnh suy thận cần phải được phát hiện sớm và mau chóng đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả ngay thì tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn có thể đạt 90%. Nhưng nếu ngược lại, bệnh nhân không được phát hiện sớm cũng như không có các biện pháp y tế can thiệp thì bệnh sẽ dần phát triển thành suy thận độ 2, 3.. cho tới giai đoạn cuối. Tới khi đó không những chữa trị khó khăn mà còn có nguy cơ tử vong cao.

Suy Thận độ 1 có nguy hiểm không?

Suy thận có nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ lại có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau, nhưng giai đoạn đầu thì lại khác, bệnh hầu như không có các dấu hiệu rõ ràng.Ở giai đoạn này, người bệnh chưa bị nguy hại gì tới sức khỏe nhiều, cũng như không bị ảnh hưởng tới tính mạng. Nếu để lâu bệnh sẽ dần trở lên nghiêm trọng và có kèm theo những biến chứng nguy hiểm.

Suy thận ở giai đoạn 1 sẽ không gây nhiều tổn thương

Là giai đoạn đầu tiên của suy thận, suy thận độ 1 chưa làm tổn thương nhiều tới các tế bào thận, vậy nên các chức năng thận vẫn được bảo tồn và chưa bị ảnh hưởng gì nhiều, chính vì thế mà sức khỏe của người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều. Người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi do bị thiếu máu nhẹ, đôi khi là tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh bị mất ngủ do phải thức dậy vào ban đêm… và người bệnh lại không chú ý tới những dấu hiệu này. Bệnh chỉ thực sự nguy hiểm và bất đầu có các dấu hiệu rõ ràng khi phát triển sang suy thận độ 2 (giai đoạn 2 của bệnh)

Mức độ nguy hiểm của suy thận độ 1 bạn cần biết

Tuy là thận có bị suy giảm chức năng do thận đã bị tổn thương nhẹ, chính vì thế mà nó ít nhiều cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác. Nếu may mắn phát hiện được sớm, cần phải có những biện pháp để chữa trị, đừng để bệnh tiến triển tới các giai đoạn sau, sẽ vô cùng tốn kém và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

Chế độ ăn cho người suy thận độ 1 mau hồi phục

Ở giai đoạn này, bệnh chưa gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng để người bệnh mau chóng hồi phục trong quá trình điều trị, thì một chế độ phù hợp và đủ chất sẽ là ưu tiên hàng đầu. Chế độ ăn ngoài giúp suy thận độ 1 không phát triển sang giai đoạn nguy hiểm hơn, mà nó còn có thể giúp bệnh nhân đẩy lùi được căn bệnh.

Dưới đây là chế độ ăn cho người suy thận độ 1 được các chuyên gia đề nghị:

Người bị suy thận độ 1 nên ăn gì?

Những loại thực phẩm dưới đây sẽ rất có lợi cho người bị suy thận độ 1, bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Các loại trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả sẽ bổ sung chất xơ rất tốt, bởi chúng chứa hàm lượng chất xơ rất cao..
  • Nhóm thực phẩm ít tinh bột: Nên ăn gạo xay trắng, miến rong, bột sắn dây, khoai lang, bún phở… là những thực phẩm người suy thận độ 1 có thể ăn.
  • Nhóm thực phẩm ít protein: Nên ăn các loại thực phẩm có ít chất đạm theo khuyến nghị của bác sĩ.
  • Dầu thực vật: Nên sử dụng dầu dừa, mỡ cá, dầu đậu nành thay vì các loại mỡ động vật.
  • Vitamin: Bạn có thể sử dụng các loại quả màu vàng có nhiều vitamin C, đừng nên sử dụng thuốc bổ sung vitamin C nhé.
Lựa chọn chế độ ăn cho người suy thận chưa bao giờ là dễ

Người bị suy thận độ 1 kiêng gì?

Vì ở giai đoạn này, thận đã bắt đầu bị tổn thương, chính vì thế mà cần cho thận nghỉ ngơi, tránh các loại thực phẩm khiến thận phải hoạt động nhiều như:

  • Các loại sữa có hàm lượng chất béo cao: Sữa tươi, món tráng miệng đông lạnh, phomat kem…
  • Hải sản
  • Kiêng muối: Lượn natri vào cơ thể nhiều sẽ khiến thận hoạt động khó khăn hơn.
  • Tuyệt đối không ăn các loại nội tạng động vật.
  • Không uống rượu bia, cà phê, không hút thuốc và các loại nước uống có ga.
  • Không thức khuya dậy sớm, ngủ đủ giấc

Ngoài những chú ý ở trên, người bệnh suy thận độ 1 cũng cần chú ý kiêng các loại đồ ăn cay nóng, không ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng kali, chất béo và phốt pho.

Suy thận độ 1 nên uống thuốc gì?

Căn cứ vào nguyên nhân và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định cho họ các loại thuốc phù hợp, có tác dụng điều trị an toàn nhất. Các nhóm thuốc được bác sĩ khuyên người suy thận độ 1 nên uống là:

  • Thuốc hạ đường huyết: Thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị suy thận kèm huyết áp cao, hoặc đái tháo đường.
  • Nhóm thuốc điều trị thiếu máu, bổ sung canxi và vitamin D3 để tránh bị bệnh xương khớp.
Người bị suy thận nên uống Hoàng Kỳ

Nên uống các loại thuốc thảo dược

Suy thận giai đoạn 1 sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng nếu bạn sớm điều trị bằng các vị thuốc nam. Ngày nay, việc sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên giúp phục hồi các chức năng thận đang rất được cả người bệnh lẫn bác sĩ tin dùng. Các loại thảo dược suy thận độ 1 nên uống là: Dành dành, Đan sâm, Mã đề, Hoàng kỳ…

Lưu ý: Với tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng đều cần có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Nếu như việc sử dụng của bạn không tuân thủ nghiêm túc, uống một cách bừa bãi sẽ ảnh hưởng vô cùng nặng nề tới thận.