Suy giảm chức năng thận là một căn bệnh có diễn biến khó lường. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy suy thận có chữa được không? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ đến từ các chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé!

Suy thận có chữa được không?

Thân là một cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, đảm nhận nhiệm vụ bài tiết, lọc thải các chất độc ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Khi bị suy thận đồng nghĩa với việc thận bị tổn thương từ đó các chức năng cơ bản sẽ bị hạn chế, dẫn tới sự ứ đọng của chất độc trong cơ thể.

Suy thận có chữa được không?

Theo các chuyên gia y tế, căn bệnh này diễn biến âm thầm và chia ra làm nhiều giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Mức lọc cầu thận bình thường (>= 90ml/phút), cơ quan này bị tổn thương.
  • Giai đoạn 2: Mức lọc cầu thận từ 60-89 ml/phút, thận tổn thương ở mức độ nhẹ.
  • Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận ở ngưỡng 30-59ml/phút.
  • Giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận giảm nặng còn 15-29ml/phút, thận bị tổn thương nặng.
  • Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận chỉ còn < 15ml/phút.

Như vậy, với giai đoạn phát triển của bệnh như trên, chúng ta hoàn toàn có thể phỏng đoán được căn bệnh này có thể chữa khỏi được hay không. Nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì phần trăm điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao.

Tuy nhiên, khi bệnh đã ở giai đoạn 4 hoặc 5 thì người bệnh bắt buộc phải lọc máu để duy trì sự sống. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân suy giảm chức năng thận là khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như công tác điều trị và phục hồi cho bệnh nhân là như thế nào.

Một số mẹo chữa cho người bị suy thận

Giảm béo

Theo các chuyên gia y tế cho biết, thừa cân, béo phì là một trong tác nhân lớn nhất làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh suy giảm chức năng thận. Bởi vậy, người bệnh cần phải xác định chiều cao của mình như vậy thì cân nặng để cân đối với ngoại hình là bao nhiêu để phù hợp.

Giảm béo là một trong những mẹo chữa suy thận hiệu quả

Thay đổi thói quen ăn uống, giảm lượng chất béo dung nạp vào cơ thể, hạn chế ăn thực phẩm đóng sẵn, thức ăn nhiều giàu mỡ, thay vào đó hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh củ quả và đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo, miến, phở,…

Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, thì người bệnh cũng cần dành nhiều thời gian hơn để luyện tập, rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập đi bộ, bơi lội, yoga,… hàng ngày.

Cai rượu

Những người mắc bệnh suy thận muốn cải thiện tình trạng của mình thì tuyệt đối không được tiếp tục sử dụng rượu. Việc sử dụng rượu trong thời gian dài không chỉ gây tổn hại đến gan mà chức năng của thận cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Từ đó khiến khả năng lọc thải, bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể sẽ bị cản trở.

Bên cạnh đó, tác nhân gây hại này còn làm thay đổi cơ chế điều tiết điện giải của thận. Bởi vậy, nếu đã được chẩn đoán mắc thận suy, bạn hãy cố gắng cai rượu hoàn toàn.

Thường xuyên “làm sạch” thận

Hãy thường xuyên làm sạch, thanh lọc thận bằng các loại nước ép trái cây để giúp bảo vệ thận tối đa.

Uống nước trái cây là phương pháp giúp thận lọc thải chất độc hữu hiệu
  • Nước táo: Táo là một loại trái cây rất phù hợp cho bệnh nhân mắc phải chứng thận suy. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong 1 quả táo chứa 10mg photpho, 158ml calo và không chứa natri giúp tăng hệ miễn dịch, phục hội cơ quan nội tạng của cơ thể, trong đó có thận.
  • Nước dứa: Người suy thận nên hạn chế bổ sung thực phẩm có chứa natri, kali, photpho. Trong đó nước ép dứa là một sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Bởi, dứa rất giàu chất khoáng, chất chống oxy hóa mà lượng kali tồn tại lại rất ít, rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Nước ép bưởi: Hàm lượng vitamin C mà nước bưởi cung cấp cho cơ thể là vô cùng lớn, không những giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa tiểu đường mà còn làm cải thiện chức năng thận, ngăn chặn quá trình hình thành sỏi hiệu quả.
  • Nước ép dưa hấu: Dưa hấu là một loại trái cây giàu chất khoáng và rất mọng nước, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình bài tiết chất độc dư thừa ra ngoài cơ thể.
  • Nước ép lê: Lê chứa hàm lượng vitamin C, khoáng chất, chất chống oxy và hàm lượng natri, kali thấp rất phù hợp cho những đối tượng người bệnh thận yếu, thận hư, thận suy…
  • Nước dừa: Đây là một trong những loại nước uống được rất nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi liệu người bị suy thận có uống nước dừa được không. Câu trả lời là người bệnh nên sử dụng từ 1-2 quả dừa mỗi ngày để giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn uống hợp lý

Một khẩu phần ăn uống chứa ít lượng photpho và natri là một thực đơn hoàn hảo cho bệnh nhân hư thận. Các loại thực phẩm có chứa lượng protein và photpho cao như thịt bò, thịt heo, thịt dê, các loại đậu, sữa,… là thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Đối với bất kỳ bệnh lý nào chứ không riêng thận suy, việc lạm dụng thuốc là một việc làm vô cùng nguy hiểm. Cụ thể với bệnh lý suy thận thì việc sử dụng các loại thuốc giảm đau chứa acetaminophen là vô cùng phổ biến.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trong điều trị suy giảm chức năng thận

Bệnh nhân khi sử dụng quá nhiều thuốc này sẽ gây tổn hại đến chức năng của thận. Bởi vậy khi điều trị suy giảm chức năng thận bằng thuốc, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về liệu lường và thời gian điều trị trước khi sử dụng dùng để tránh bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh, từ đó có phương pháp xử lý hiệu quả, tránh biến chứng nặng gây khó gây cho công tác điều trị cũng như gia tăng chi phí và thời gian.

Trên đây là toàn bộ thông tin về câu hỏi suy thận có chữa được không và những vấn đề liên quan. Hy vọng thông qua kiến thức bên trên quý bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện nhất về căn bệnh thận này.