Giãn đài bể thận mà một dạng ứ nước, tình trạng này có thể dễ dàng làm hỏng thận và các chức năng của thận rất nhanh chóng. Muốn hạn chế các tác hại của tình trạng giãn đài bể thận thì bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.

Giãn đài bể thận là gì?

Giãn đài bể thận được hiểu đơn giản là tình trạng giãn nở do thận bị ứ nước, khiến đài thận cũng bị phình to ra. Quá trình giãn nở đài bể thận kéo dài sẽ khiến cho thận của người bệnh bị biến dạng. Cụ thể là thận sẽ bị phình to, vỏ thận sẽ mỏng đi. Lúc này, thận chẳng khác gì một túi nước và thể bị bục vỡ bất cứ khi nào, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Mô tả giãn đài bể thận bằng hình ảnh

Bệnh thông thường bắt nguồn từ sỏi thận, sỏi niệu quản làm tắc ống tiết niệu, khiến cho nước tiểu không thể lưu thông, bị ứ đọng lại ở thận, không xuống được bàng quang để đi ra ngoài, từ đó dẫn đến hiện tượng thận bị ứ nước, đài bể thận giãn ra.

Các bệnh như ung thư cổ tử cung, rối loạn chức năng bàng quang, sỏi bàng quang cũng từ đó mà ra, khiến cho bàng quang không thể co bóp bình thường được, khiến dòng nước tiểu bị tắc nghẽn, tình trạng ứ nước ngày một tăng.

Nguyên nhân gây giãn đài bể thận

Nguyên nhân giãn đài bể thận cũng bao gồm cả nguyên nhân của thận ứ nước. Các nguyên nhân hàng đầu bao gồm:

  • Sỏi thận, sỏi niệu quản là nguyên nhân hàng đầu gây ra ứ nước, dẫn đến giãn đài bể thận
  • Sỏi bàng quang, ung thư bàng quang là nguyên nhân chính làm nước tiểu bị ứ đọng lại thận mà không thể đào thải ra ngoài cơ thể.
  • Ngoài ra, yếu tố bẩm sinh, bị bệnh từ nhỏ, ung thư cổ tử cung, rối loạn chức năng bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân dẫn đến giãn đài bể thận.

Dấu hiệu nhận biết giãn đài bể thận

Các dấu hiệu và triệu chứng của giãn đại bể thận cũng không khác với thận ứ nước là mấy, các triệu chứng bao gồm:

  • Dấu hiệu điển hình: Đau tức bụng, cơ đau bắt đầu từ hông lưng, lan dần xuống háng, người bệnh còn bị đổ mồ hôi lạnh, tiểu ra máu nếu bị nặng.
  • Dấu hiệu giãn đài bể thận mạn tính: Cơ thể luôn mệt mỏi, có cảm giác buồn nôn, chán ăn, nhịp tim nhanh chậm thất thường, co thắt cơ bắp…. đôi khi có thể bị co giật, rất nguy hiểm.

Giãn bể thận ở thai nhi

Thông thường, bể thận của thai nhi sẽ có kích thước < 4mm ở trước tuần tuổi 19, < 5mm trước tuần thứ 29 và <7mm sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Chính vì thế, nếu chỉ số này lớn hơn mức thông thường thì có thể xác định rằng thai nhi có thể bị giãn bể thận.

Giãn đài bể thận ở thai nhi không phải là bệnh hiểm gặp

Những việc đánh giá lần đầu thường được tiến hành đánh giá lại ngay sau đó khoảng 30, bởi tình trạng giãn thận ở thai nhi chỉ là thoáng qua. Những tình trạng này thường sẽ ổn định lại ngay sau đó, hoặc biến mất ở giai đoạn sơ sinh nếu bệnh nhẹ.

Nếu giãn bể thận mà có một số dấu hiệu khác đi kèm, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo hội chứng down ở trẻ.

Giãn thận ở thai nhi có nguy hiểm không?

Quan niệm mọi người từ xưa tới nay, cứ nghe tên bệnh kèm với từ “thai nhi” là mặc định coi đó là nguy hiểm. Nhưng sự thật lại không như vậy, hầu hết các trường hợp giãn bể thận ở thai nhi, chúng ta chỉ cần theo dõi tiến triển trong suốt 40 tuần thai kỳ bằng phương pháp siêu âm mà thôi.

Mẹ bầu cần phải giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ và tận hưởng niềm vui trong thời gian thai kỳ bởi cơ bản thì quá trình mang thai, dự sinh, phương pháp sinh đều không thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Các mẹ bầu cũng cần ghi nhớ tình trạng của em bé để có thể thông báo cho bác sĩ đã siêu âm, chẩn đoán trước sinh vào mỗi đợt kiểm tra.

Khi được sinh ra, các bác sĩ thuộc chuyên khoa sơ sinh sẽ thăm khám cho các bé, nhằm mục đích là sớm phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có, ví dụ như thoát vị bẹn, ẩn tỉnh hoàn ở bé trai…

Nguyên nhân giãn đài bể thận ở trẻ em

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc chẩn đoán tiền sản đã có sự giúp ích của siêu âm, sẽ sớm phát hiện được các dấu hiệu của giãn đài bể thận ở trẻ, có thể ở tuần thứ 16 của thai kỳ. Nhờ đó mà việc điều trị cho trẻ bị giãn đài thể thận cũng được chuẩn bị sớm hơn, có thể giải phóng nơi thận bị tắc, giúp cho tác hại của thận ứ nước giảm xuống mức thấp nhất.

Nguyên nhân dẫn đến giãn đài bể thận ở trẻ có thể là do sự bất thường của mạch máu cực ở dưới thận, chúng bị kẹt và làm cho niệu quản bị tắc, cản trở dòng nước tiểu từ thận lưu thông xuống dưới. Thận có thể xoay và dịch chuyển quá mức cũng có thể làm tắc nghẽn theo từng hồi, phụ thuộc  vào các vị trí tương đối của thận và niệu quản,

vấn đề về động mạch ở thận có thể là nguyên nhân giãn đài bể thận ở trẻ em

Hậu quả của tình trạng này là nước tiểu từ bể thận không thể xuống bàng quang, bị ứ đọng, lâu ngày sẽ làm cho bể thận ứ nước và giãn nở to ra. Chính vì thế, trong quá trình khám thăm khám thai, siêu âm công nghệ cao, có độ phân giải tốt sẽ giúp phát hiện thận ứ nước sớm, tránh trình trạng giãn đài bể thận ở thai nhi.

Bệnh giãn đài bể thận nguy hiểm như thế nào?

Một ngày không may mắn, bạn đi khám và nhận ra mình bị giãn đài bể thận, thì cũng đừng quá lo lắng, bởi ngày nay, nềnn y học hiện đại có rất nhiều những cách điều trị bệnh này vô cùng hiệu quả.

Muốn bệnh khỏi nhanh chóng và không tái phát, các cách điều trị phải hướng tới các nguyên nhân gây ra bệnh để điều trị, khiến dòng chảy của nước tiểu từ thận dễ dàng lưu thông xuống bàng quan để đi ra ngoài bằng niệu quản, hoặc cũng có thể giảm áp lực, giảm triệu chứng sưng phù để ngăn ngừa căn bệnh phát triển thành suy thận.

Thận ứ nước nguy hiểm như vậy, thì cách điều trị sẽ thế nào? Dưới đây là hai hướng điều trị thận ứ nước phổ biến nhất, bao gồm:

  • Phương pháp phẫu thuật: Đây các tốt nhất để loại bỏ các viên sỏi, khối u làm tắc niệu quản, nguyên nhân chính gây ra chứng thận ứ nước và giãn đài bể thận.
  • Cung cấp đủ nước: Cơ thể người bị giãn đài bể thận cũng cần khá nhiều nước. Người bệnh nên tập cho mình thói quen uống đủ nước, nhằm làm tan sỏi thận và hòa tan độc tố, giúp thận dễ dàng đào thải chúng hơn, giảm được áp lực làm việc cho thận.

Hy vọng bài viết giúp ích được cho các bạn về thắc mắc: “giãn đài bể thận ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?” Hoặc để tìm hiểu thêm về phòng tránh thận ứ nước kiêng ăn gì để tránh dẫn tới bệnh giãn đài bể thận cũng rất cần thiết. Bài viết tới đây là hết rồi, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!